03:41 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi 13 con bò, 180 lợn nái, lợn thịt, sau 2 năm trở thành hộ giàu

Thứ bảy - 23/12/2017 19:22
Với sự hỗ trợ vốn, tư vấn kỹ thuật, cách làm ăn của Hội Nông dân, gia đình anh Đinh Viễn Cánh ở thôn Cầu Lợi 2, xã Xuân Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã trở thành hộ khá giàu sau 2 năm nổ lực sản xuất, lao động....

Năm trước còn nghèo, năm sau đã khá

Thời gian qua, Hội ND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã đẩy mạnh hỗ trợ vốn, tư vấn, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao tiến bộ KHKT giúp hội viên phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Ngay từ đầu năm 2017, Hội ND huyện đã tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Từ phong trào này, nhiều hộ nông dân đã biết phát huy thế mạnh về đất đai, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật, cho thu nhập từ 50-200 triệu đồng/năm.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Đinh Viễn Cánh ở thôn Cầu Lợi 2, xã Xuân Hóa. Anh Cánh là một hội viên nông dân chịu thương, chịu khó, được Hội ND hỗ trợ nhiều mặt, mạnh dạn vươn lên làm giàu chính đáng. Tích cóp chi tiêu và lãi thu được từ nuôi bò, nuôi lợn qua hàng năm, anh Cánh đã xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi bền vững. Đến thời điểm này, anh Cánh đang có đàn bò 13 con, duy trì 180 con lợn nái đẻ và lợn thịt. Từ năm 2016 đến nay, mỗi năm bình quân thu nhập của gia đình anh Cánh trên dưới 400 triệu đồng. Nếu đầu năm 2015 gia đình anh Cánh còn là hộ nghèo, thì cuối năm 2016, anh đã trở thành hộ khá giàu của xã Xuân Hóa.

 nuoi 13 con bo, 180 lon nai, lon thit, sau 2 nam tro thanh ho giau hinh anh 1

  Nuôi bò lai sind sinh sản là mô hình thoát nghèo, làm giàu của nhiều hội viên, nông dân xã Xuân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình). ảnh: Thùy Linh

Bà Đinh Thị Kim Quý - Chủ tịch Hội ND huyện Minh Hóa cho biết: “Những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn được Hội đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai đến hội viên. Hội đã tổ chức đăng ký phấn đấu sản xuất, kinh doanh giỏi cho 7.000 hội viên, chiếm 93% tổng số hội viên toàn huyện. Phong trào thi đua đã đi vào thực chất, hiệu quả, từ đó đã tạo sức lan tỏa sâu rộng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong hội viên…”.

Tạo đà để nông dân vươn lên

Trong xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân huyện Minh Hóa đã đóng góp tiền của, ngày công ước tính trên 3,7 tỷ đồng, giúp nhau giảm nghèo, vươn lên làm giàu…”.
Bà Đinh Thị Kim Quý

Đồng hành cùng hội viên trên “mặt trận” giảm nghèo và làm giàu, Hội ND huyện Minh Hóa chú trọng tổ chức dịch vụ, tư vấn định hướng nghề và hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh. Hội ND các cấp trong huyện đã ủy thác với Ngân hàng CSXH giải ngân 154,6 tỷ đồng cho trên 5.000 hội viên, nông dân vay đầu tư phát triển sản xuất.

“Cùng với nguồn vốn từ các ngân hàng, các dự án sử dụng vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng đã thực sự động viên, thúc đẩy nông dân chuyển đổi ngành nghề, cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Riêng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân năm 2017 trên địa bàn huyện tăng thêm 321 triệu đồng, trong đó nguồn của tỉnh tăng 150 triệu, cấp huyện tăng 100 triệu, cấp cơ sở tăng 71 triệu đồng. Tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện đạt hơn 1,67 tỷ đồng...” - bà Đinh Thị Kim Quý cho hay.

Cùng với tạo nguồn vốn vay, năm 2017, Hội ND huyện Tuyên Hóa đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức 2 lớp dạy nghề về chăn nuôi bò lai sinh sản cho 70 hội viên ở xã Yên Hóa và Hóa Thanh; phối hợp với Trung tâm giáo dục dạy nghề huyện đào tạo nghề ngắn hạn cho 155 hội viên.

Qua học nghề, nhiều hội viên được nâng cao kiến thức, năng động trong cách nghĩ, cách làm để sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Có vốn, có kiến thức, hội viên mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi sản xuất theo quy hoạch, mở rộng trồng rừng, mua máy móc nông nghiệp… Theo bà Đinh Thị Kim Quý, qua bình xét cuối năm 2017, toàn huyện Minh Hóa đã có 3.502 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó cấp T.Ư 3 hộ, cấp tỉnh 9 hộ, cấp huyện 97 hộ. Phong trào nông dân đã góp phần đưa tổng sản lượng lương thực của huyện đạt trên 9.700 tấn, tổng đàn gia súc trên 34.300 con… /.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 22508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1266112

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72948821