03:44 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt: Hậu quả khôn lường

Thứ ba - 17/06/2014 11:54
Đầu tháng 6, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi các tỉnh, thành trong cả nước để cảnh báo việc nuôi loại tôm này trong vùng nước ngọt. Bởi trên thực tế, việc nuôi loại tôm này có tác động rất lớn đối với môi trường và đa dạng sinh học.
Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt sẽ phá vỡ quy hoạch

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt sẽ phá vỡ quy hoạch

 Đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh. Ngoài ra, năng suất nuôi loại tôm này ở vùng nước ngọt kém hơn vùng nước lợ và việc nuôi như vậy có nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao. Do vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, đối với những trường hợp trót nuôi thả thì sau khi thu hoạch không để nuôi thả trở lại, không để phát sinh thêm trường hợp nuôi mới.
Nuôi tự phát theo phong trào
Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản, chỉ tính ở vùng nước ngọt và vùng nhiễm mặn, đến nay người dân các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng hơn 1.200 héc-ta. Nhiều hộ chấp nhận đốn hạ cây trong vườn để đào ao nuôi tôm. Tại tỉnh Bến Tre, nhà nông đã chặt phá hơn 600 héc-ta đất dừa để chuyển sang nuôi tôm. Tỉnh Tiền Giang dự kiến năm 2014, diện tích tôm thẻ chân trắng sẽ tăng hơn 4 lần tôm sú... Thậm chí, nhiều hộ nông dân ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang… còn tìm cách biến nước ngọt thành nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng vì lợi nhuận cao. Một trong những “sáng kiến” để lấy nước mặn là khoan giếng và nếu chưa đủ độ mặn họ sẽ rải thêm muối để nuôi bằng được con tôm thẻ chân trắng ngay vùng nước ngọt quanh năm chỉ quen với thủy sản nước ngọt, lúa, hoa màu… Mặc dù các cơ quan chức năng tỉnh đã đưa ra nhiều cảnh báo nhưng vì lợi nhuận, nhiều hộ dân vẫn lén lút đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Hầu hết để có nước mặn thì nông dân bắt buộc phải khoan giếng lấy nước ngầm và rải muối trực tiếp xuống ao tôm. Điều này rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến quy hoạch sản xuất nông nghiệp chung, cũng như cân đối cung cầu của thị trường. Bên cạnh đó, rất nhiều hộ dân thậm chí còn không nắm được những tác hại lâu dài cũng như kỹ thuật khi nuôi tôm thẻ chân trắng nên nguy cơ nhiễm bệnh trong những mùa sau là rất cao.
Phá vỡ quy hoạch, ảnh hướng tới môi trường sinh thái
Theo nhiều chuyên gia, việc tìm mọi cách để biến nước ngọt thành nước mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng để xảy ra tràn lan, không có giải pháp ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả khôn lường đối với môi trường sinh thái. Việc xả nước mặn ra sông sẽ gây ảnh hưởng tới việc sản xuất lúa, hoa màu của bà con nông dân xung quanh. Đặc biệt sẽ tác động xấu đến môi trường đất trồng lúa, chất lượng nguồn nước ngọt thiên nhiên và nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm rất cao…
Cụ thể, đối với tỉnh Đồng Tháp, An Giang việc nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát sẽ làm phá vỡ quy hoạch của địa phương bởi từ lâu việc nuôi tôm càng xanh được xem là thế mạnh của tỉnh đang được quy hoạch để phát triển bền vững. Tuy nhiên, thời gian gần đây một số xã viên chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng vì lợi nhuận khá cao. Tỉnh đã khuyến cáo các xã viên không nên tiếp tục phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì đây là đối tượng lạ, vốn đầu tư cao, có thể phát sinh dịch bệnh. Hiện tại ở tỉnh Đồng Tháp và An Giang bắt đầu quản lý nghiêm ngặt việc phát triển tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Một số hộ sau khi thu hoạch vụ đầu tiên đã tự chuyển sang nuôi các vật nuôi khác phù hợp hơn. Thế nhưng, vẫn còn nhiều hộ lén lút tiếp tục thả nuôi tôm thẻ chân trắng vì lợi nhuận cao.
Theo khuyến cáo của Tổng cục Thủy sản, chính quyền địa phương và ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu tác hại của tôm thẻ chân trắng vùng nước ngọt. Đồng thời, siết chặt quản lý và có biện pháp nghiêm cấm việc khai thác nước ngầm để nuôi tôm… Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng đề nghị các Chi cục Thủy sản và các nhà khoa học thông tin rộng rãi những tác hại khi chuyển đổi sang nuôi loại tôm này trong vùng nước ngọt để người dân nắm được và hạn chế nuôi tự phát như thời gian vừa qua. Riêng Chi cục Thủy sản các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long cần thông tin rộng rãi những tác hại, rủi ro khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng để người dân hạn chế tình trạng nuôi tự phát như vừa qua. Đối với các hộ dân cần chủ động lựa chọn phương thức nuôi sao cho hợp lý cũng như bám theo quy hoạch và thường xuyên nghe ngóng thông tin cung cầu thị trường, trên cơ sở đó có biện pháp điều chỉnh diện tích nuôi phù hợp. Ngoài ra, cần kiểm soát nuôi tôm theo đúng quy hoạch để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
Hương Giang
baocongthuong
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185


Hôm nayHôm nay : 31483

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 982512

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72665221