Theo Phòng NNPTNT, trên địa bàn huyện Đoan Hùng hiện có 2 giống bưởi đặc sản là giống bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu. Cả hai giống bưởi này đều có vị ngọt mát, thơm đặc trưng, quả to, múi mọng, bóc ráo tay, được khách hàng khắp nơi ưa chuộng. Năm 2016, theo thống kê của Phòng NNPTNT huyện Đoan Hùng, toàn huyện có trên 5.000 hộ trồng bưởi với tổng diện tích 1.700ha, trong đó diện tích bưởi đã cho thu hoạch (từ 7 năm tuổi trở lên) đạt gần 1.000ha.
Gia đình chị Nguyễn Thị Quỳnh (ở thôn 4, xã Phương Trung, huyện Đoan Hùng) trồng bưởi từ năm 2004. Do được tập huấn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, vườn bưởi nhà chị năm nay được mùa, quả to hơn. Ảnh: T.H
Thời gian tới, công ty chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, sản xuất, cung cấp phân bón NPK-S phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây bưởi Đoan Hùng cùng bà con tăng năng suất, chất lượng quả bưởi Đoan Hùng để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế”. Ông Vũ Xuân Hồng – |
Ông Nguyễn Hồng Lê - Phó Trưởng phòng NNPTNT Đoan Hùng cho biết, xác định bưởi là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương nên những năm gần đây, Phòng NNPTNT huyện đã tích cực thực hiện công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trong trồng mới, thâm canh để mở rộng về quy mô, tăng năng suất, chất lượng cây bưởi Đoan Hùng.
Ngành nông nghiệp huyện còn thực hiện chặt chẽ công tác liên kết “4 nhà”, cụ thể là từ năm 2011 - 2015, trong khuôn khổ dự án phát triển cây bưởi Đoan Hùng, Sở NNPTNT, UBND huyện Đoan Hùng đã phối hợp Viện Rau quả Trung ương, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp triển khai ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, trong đó có sử dụng phân bón Lâm Thao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi đặc sản Đoan Hùng.
Theo đó, có 35 hộ ND các xã vùng bưởi tham gia mô hình thuộc dự án được chủ động ứng dụng kỹ thuật, đầu tư chăm sóc, cải tạo vườn bưởi.
Là 1 trong 35 hộ dân tham gia mô hình, ông Trần Văn Lượng - chủ vườn bưởi ở xã Quế Lâm cho biết: “Trước đây gia đình tôi trồng bưởi theo phương pháp truyền thống, không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nhiều năm mất mùa, thu nhập kém. Tham gia mô hình, chúng tôi được cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và Phòng NNPTNT huyện Đoan Hùng về tận vườn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cải tạo vườn bưởi nên hiệu quả tăng rõ rệt”.
Theo ông Lượng, trước đây khi chưa thực hiện mô hình, vườn bưởi nhà ông chỉ đạt 30-35 quả/cây. Sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân NPK-S do cán bộ kỹ thuật của Công ty Lâm Thao và Phòng NNPTNT huyện hướng dẫn, hiện vườn bưởi nhà ông đã đạt trên 150 quả/cây.
Nâng cao năng suất, chất lượng trồng bưởi
Ông Vũ Xuân Hồng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: Nhằm phát triển cây bưởi đặc sản của quê hương Phú Thọ, giúp nâng cao sản lượng, giữ gìn và phát triển thương hiệu bưởi Đoan Hùng trên bản đồ các loại đặc sản của Việt Nam, công ty luôn dành những sản phẩm phân bón tốt nhất cho bà con. Trong khuôn khổ thực hiện dự án phát triển cây bưởi Đoan Hùng giai đoạn 2011 – 2015, công ty đã tổ chức các lớp tập huấn, giới thiệu kỹ thuật, quy trình bón phân NPK-S cho cây bưởi đến tận cấp thôn, xã cho bà con trồng bưởi.
Cán bộ nông nghiệp và bà con nông dân thăm quan mô hình trồng bưởi Đoan Hùng tại Phú Thọ. Ảnh: T.L
Tư vấn kỹ thuật trồng và Kỹ sư Phạm Đức Thành - Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao cho biết, bà con trồng bưởi cần lưu ý nguyên tắc bón phân “4 đúng”. Một là đúng chủng loại: Ở giai đoạn nuôi quả, bà con cần bón NPK-S*M1 12.5.10-14, vì hàm lượng đạm cao giúp phát triển thân lá, hàm lượng kali cao giúp tăng kích thước và chất lượng trái bưởi. |
Điểm đáng chú ý là mặc dù dự án phát triển trồng bưởi đã kết thúc nhưng nhiều năm nay, Công ty CP Supe Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vẫn tiếp tục đồng hành và hỗ trợ người dân phát triển thương hiệu bưởi Đoan Hùng. Hàng năm, công ty đều phối hợp với các ban ngành tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn điểm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho bà con.
Điển hình là tháng 5.2017 vừa qua, Công ty Lâm Thao đã phối hợp các chuyên gia nông nghiệp tổ chức Diễn đàn “Hỏi đáp trên đồng” với chủ đề “Chăm sóc bưởi giai đoạn nuôi quả”, thu hút sự tham gia của hơn 500 hộ trồng bưởi ở Đoan Hùng. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện cung ứng phân bón trả chậm cho hàng nghìn hộ khó khăn trong huyện để kịp thời đầu tư trồng bưởi cho đúng mùa vụ.
Đánh giá hiệu quả dự án phát triển cây bưởi Đoan Hùng, ông Nguyễn Hồng Lê - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện khẳng định: “Nhờ sự liên kết chặt chẽ, phối hợp bài bản giữa 4 nhà nên đã tạo sự hứng khởi, thu hút bà con hăng hái tham gia mô hình, từ đó chủ động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư chăm sóc, cải tạo vườn bưởi nhiều năm mất mùa, chất lượng kém; vườn bưởi đã kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản...”.
Cụ thể, năm 2010 sản lượng bưởi toàn huyện chỉ đạt 2.000 tấn thì đến năm 2014 đạt 8.000 tấn và năm 2015 đạt 9.000 tấn, giá trị hàng hóa ước đạt 200 tỷ đồng. Khảo sát thực địa cho thấy: Giống bưởi Sửu năng suất bình quân 70 quả/cây, giá trị đạt 600 triệu đồng/ha; bưởi Bằng Luân năng suất bình quân đạt 85 quả/cây, giá trị đạt 450 triệu đồng/ha. So với các giống cây trồng khác, bình quân 1ha bưởi cho thu nhập cao gấp 6 lần trồng lúa, gấp 5 lần trồng chè… “Điều đáng mừng là khi vụ thu hoạch đến, hầu hết các vườn bưởi đặc sản không cần hái đem bán, khách hàng khắp nơi đã đến đặt mua trước tại vườn” – ông Lê phấn khởi nói.
Nói về hướng phát triển của cây bưởi Đoan Hùng trong những năm tiếp theo, ông Lê cho biết: “Huyện Đoan Hùng sẽ tập trung chỉ đạo đầu tư thâm canh toàn bộ diện tích bưởi đặc sản hiện có, ứng dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi quả”.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn