23:47 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phân bón làm ô nhiễm môi trường đến hàng trăm năm

Thứ tư - 30/03/2016 03:09
Sự có mặt của nitrat và nitrit trong nước cho thấy nguồn nước đã bị nhiễm bẩn từ phân bón. Tình trạng ô nhiễm này có thể kéo dài hàng trăm năm nữa ngay cả khi chúng ta đã chấm dứt việc sử dụng phân bón.

 

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Waterloo (Mỹ) vừa công bố một bản báo cáo cho thấy lượng phân bón khổng lồ mà hiện nay con người đang sử dụng sẽ làm tăng mức độ nitrat trong nước uống lên cao gấp nhiều lần so với mức an toàn.

 

Lượng phân bón dư thừa từ cánh đồng ngấm vào nguồn nước và đất đai. Nguồn ảnh: Bộ nông nghiệp Mỹ.
Lượng phân bón dư thừa từ cánh đồng ngấm vào nguồn nước và đất. Nguồn ảnh: Bộ Nông nghiệp Mỹ.

 

Tình trạng ô nhiễm này có thể kéo dài trong suốt hàng trăm năm nữa cho dù chúng ta đã chấm dứt việc sử dụng phân bón. Lượng nitrat cao trong nước uống sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị mắc hội chứng da xanh (một dạng rối loạn máu) và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.

Những người nông dân đã dùng phân bón có chứa nitơ cho đồng ruộng của họ từ hơn 80 năm qua. Vì thế, sông hồ và các giếng nước uống cũng đã bị ô nhiễm rất nghiêm trọng trong một thời gian dài.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một phần lớn lượng nitơ từ phân bón vẫn còn tích tụ lại trong đất. Vì thế cho dù người nông dân dừng việc bón phân lại thì sông hồ và nguồn nước vẫn sẽ tiếp tục bị ô nhiễm vì nitơ từ trong đất tiết ra.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu dài hạn từ hơn hai ngàn mẫu đất trên toàn lưu vực sông Mississippi (Mỹ). Họ nhận thấy rằng đất nông nghiệp nơi đây đã tích tụ một lượng lớn chất nitơ qua thời gian. Do quá trình trồng trọt nên lớp nito bề mặt đã bị hấp thụ. Vì thế dấu hiệu ô nhiễm đã bị che giấu.

Khi đào sâu xuống lớp đất cách bề mặt từ 25-100cm, nồng độ ô nhiễm nitơ càng lúc càng tăng cao.

Kết quả của mô hình mô phỏng trên máy tính cho thấy rằng chỉ riêng ở lưu vực sông Mississippi, tình trạng ô nhiễm nitơ trong nguồn nước sẽ tiếp tục kéo dài thêm hơn 30 năm cho dù người nông dân chấm dứt sử dụng phân bón.

Các nhà khoa học cho rằng, vì những quy định khá nghiêm ngặt ở Mỹ về lượng phân bón và thuốc trừ sâu áp dụng trên cánh đồng nên tình trạng ô nhiễm nitơ nơi này vẫn còn tương đối nhẹ.

Ở những nước đang phát triển, việc dùng phân bón và thuốc trừ sâu vô tội vạ sẽ khiến cho tình hình nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vấn đề ô nhiễm nitơ có thể kéo dài đền vài trăm năm cho dù chấm dứt việc dùng phân bón.

Tương tự như phốt pho, nitơ là một chất dinh dưỡng được người nông dân sử dụng thường xuyên với lượng lớn nhằm tăng năng suất cho cây trồng.

Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều nitơ, đất sẽ không hấp thụ hết và lượng nitơ dư thừa sẽ ngấm vào nguồn nước. Chúng sẽ làm ô nhiễm và làm giảm tỷ lệ oxi trong nước khiến cho sinh vật thủy sinh chết hàng loạt.

Bên cạnh đó, việc dùng nước nhiễm nitơ cho hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm hội chứng nhiễm độc máu methemoglobinemia và chứng rối loạn máu ở trẻ sơ sinh.

Chứng methemoglobin huyết (methemoglobinemia) là một loại rối loạn máu mà cơ thể không thể sử dụng lại hemoglobin sau khi nó bị hư hỏng. Hemoglobin là một phân tử mang oxy được tìm thấy trong các tế bào máu đỏ.

Trong một số trường hợp mắc chứng methemoglobin huyết, hemoglobin sẽ không thể mang oxy đến các bộ phận cơ thể một cách hiệu quả. Vì thế, cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện những vết bầm hoặc tím tái.

Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với bệnh này vì trẻ sơ sinh không có đủ enzyme trong máu để chuyển hóa methemoglobin trở lại thành hemoglobin. Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Khi bị ngộ độc nitrit thì cơ thể sẽ không thể làm tròn chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt. Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn ít bị ảnh hưởng bởi methemoglobinemia do hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ và thải loại nitrat.

Theo Khám Phá
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 331


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1010279

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71237594