14:06 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển chuỗi giá trị: Để không còn điệp khúc “giải cứu nông sản”

Thứ tư - 25/04/2018 21:05
Việc phát triển chuỗi giá trị nông sản sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, gia tăng giá trị thông qua đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Qua đó giảm tối đa việc phải giải cứu nông sản, tạo thu nhập ổn định cho các hộ sản xuất.

Dù mang lại giá trị kinh tế lớn nhưng việc liên kết sản xuất theo chuỗi an toàn thực phẩm (ATTP) được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng. Sản xuất nhỏ lẻ vẫn phổ biến, tiêu thụ nông sản bấp bênh, tình trạng “được mùa mất giá” vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt, việc thiếu những cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung khiến ATTP vẫn là vấn đề nóng bỏng… 

Người tiêu dùng Việt Nam hiện vẫn có sự hoài nghi đối với các mặt hàng nông sản an toàn, do đó cần minh bạch hóa chuỗi cung ứng thông qua công nghệ 4.0, với nhiệm vụ trước tiên là nâng cao nhận thức của người nông dân. Người tiêu dùng cũng đã quan tâm nhiều hơn tới chứng nhận chất lượng nông sản.

Trong đó, các chuỗi sản phẩm hữu cơ có sự giám sát chéo (PGS) được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất (51%), tiếp đến là hệ thống quản lý chất lượng Viet GAP với khoảng 32%... Tuy nhiên, người tiêu dùng lại chưa biết nhiều về tiêu chuẩn và quy trình thực hành sản xuất. Việc áp dụng công nghệ trong các chuỗi sản phẩm đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. 

Đặc biệt, hệ thống hậu cần trong chuỗi giá trị cũng chưa hiệu quả khi chi phí cho logistics hiện chiếm tới 21 - 25% GDP hàng năm (cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và Singapore 300%). 

 

"
 Điệp khúc "giải cứu nông sản" sẽ không còn nếu các DN tập trung phát triển hệ thống các chuỗi giá trị.

 

Sự thay đổi về xu thế tiêu dùng, chi phí sản xuất ở mức cao khiến giá trị từ chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam nhìn chung còn thấp. Đơn cử, theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn Thành phố hiện có 65 chuỗi liên kết ATTP, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho đơn vị sản xuất mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi. 

Liên kết sản xuất theo chuỗi được xem là hướng đi bền vững cho nông nghiệp của Thủ đô. Thống kê đến nay, toàn Thành phố có trên 20 chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm chăn nuôi hoàn thiện nhãn hiệu và bộ nhận diện thương hiệu, trong đó có 5 nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ “Nhãn hiệu tập thể”. 

Bên cạnh 27 chuỗi có nguồn gốc động vật, toàn Thành phố hiện đã xây dựng được 38 chuỗi liên kết ATTP có nguồn gốc thực vật, chủ yếu là gạo, chè, rau an toàn, trái cây… Đến nay cả nước có khoảng 700 chuỗi giá trị nông sản an toàn, nhưng chỉ 50% chuỗi hoạt động có hiệu quả. 

Để tăng cường hiệu quả nền nông nghiệp Việt Nam, người tiêu dùng đón nhận sản phẩm nông nghiệp, DN cần phải quan tâm tới vấn đề minh bạch thông tin. 

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước có 29.500 trang trại. Trong số đó, 8.800 trang trại trồng trọt, 10.974 trang trại chăn nuôi, 430 trang trại lâm nghiệp, 5.268 trang trại thủy sản và 4.028 trang trại tổng hợp. 

Đồng thời cả nước có khoảng 741 công ty chế biến thực phẩm. Song, chỉ có khoảng 1.585 cơ sở trồng trọt đạt GAP, có 26 cơ sở chăn nuôi đạt GAP, có 34 cơ sở thủy sản đạt GAP và có khoảng 554 công ty thủy sản được Cục chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (NAFIQAD-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Những cơ sở làm tốt vẫn đang tồn tại, nhưng họ rời rạc và đơn lẻ. 

Một số đang cố gắng làm sạch tùy vào sức của mình, nhưng họ quá nhỏ bé và thường bị thương nhân, thương lái ép đủ bề nếu họ không đủ sức bứt lên được để có kênh phân phối riêng. Số khác, đành tặc lưỡi cho qua vì bất lực trước sự cám dỗ và nguy hiểm của vòng xoáy lợi ích từ thực phẩm bẩn.

 Vì vậy, các doanh nghiệp tốt phải liên kết lại với nhau, minh bạch thông tin nông sản cho người tiêu dùng biết. Cùng với sự gia tăng dân số nhu cầu về thực phẩm cũng ngày càng tăng, từ đó nguồn cung cấp thực phẩm cũng gia tăng mạnh.

 Trong khi đó, nông nghiệp Việt Nam phổ biến vẫn còn đang tình trạng manh mún và đường biên giới với các nước láng giềng trải dài hàng nghìn cây số, nên công tác quản lý của Nhà nước về an toàn thực phẩm không bao quát hết. 

Không một nền nông nghiệp nào có thể phát triển một cách bền vững nếu các nhà sản xuất không liên kết trên nền tảng tiêu chuẩn, chất lượng, phát triển thương hiệu và đáp ứng lợi ích người tiêu dùng. Để thực hiện được mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT sớm ban hành cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ xây dựng chuỗi. 

Trong đó, các chính sách phải được tập trung đều ở các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến và thương mại, tiêu thụ sản phẩm, nhằm khuyến khích các tác nhân tham gia phát triển chuỗi. Bên cạnh đó, cần tiếp tục duy trì, xây dựng và phát triển bộ mã QR Code để thực hiện minh bạch thông tin điện tử nông sản. Việc truy xuất nguồn gốc đang ngày càng trở nên quan trọng trong quản trị thương hiệu. 

Hiện nay công nghệ Blockchain đang được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Lợi thế của Blcokchain là đáng tin cậy, minh bạch, bền vững, đặc biệt là giá thành không quá cao. Ngoài công nghệ Blockchain, mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng nông sản cũng đang rất phổ biến. 

Cùng với đó cần thúc đẩy quan hệ liên kết DN - HTX, các mối quan hệ hợp tác công tư, chuyển giao công nghệ. Xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu và hệ thống dịch vụ chứng nhận chất lượng ATTP. 

Nhưng cốt lõi là cần áp dụng công nghệ quản trị hiện đại như truy xuất nguồn gốc vào quản lý chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu thất bại của thị trường cạnh tranh hiện nay. Việc liên kết sản xuất theo chuỗi không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất, mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua cơ hội tiếp cận với nông sản chất lượng.

 Việc các nhà sản xuất liên kết lại để tạo nên chuỗi giá trị không chỉ giúp giải quyết hiệu quả vấn đề an toàn vệ sinh mà còn sẽ giúp khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp.

 Cùng với đó, quy hoạch vùng sản xuất nông sản quy mô lớn theo hướng tập trung, hiện đại để DN có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu… 

Qua đó, góp phần đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn và nâng cao vị thế nhà sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. 

Đây là những giải pháp quản trị hiện đại nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản. Phát triển chuỗi giá trị trong nông sản là phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay, phù hợp với mong muốn quản lý của chính quyền và xu thế quản lý an toàn thực phẩm thế giới nhất là khi Việt Nam tham gia vào hiệp định TPP và đã ký nhiều Hiệp định Thương mại với nhiều nước khác trên thế giới. 

Theo Huyền Thu/congluan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 122


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 268567

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73315538