23:41 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển giống vật nuôi, cây trồng bản địa

Thứ năm - 16/11/2017 18:06
Tỉnh Quảng Ninh đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, lưu giữ nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi bản địa đang có nguy cơ suy thoái, mai một.

Giống gà Tiên Yên được đánh giá là sản vật trứ danh của vùng đất Tiên Yên (Quảng Ninh). Tuy nhiên, giai đoạn 2012 - 2015, giống gà này luôn ở tình trạng thiếu giống trầm trọng, đàn gà bị lai tạp nhiều dẫn đến dần mất tính đặc trưng về hình dáng, đặc tính, chất lượng của loại gà.

08-54-27_g_tien_yen
Giống gà Tiên Yên đang được lưu giữ và phát triển tốt

Trước tình trạng đó, tỉnh Quảng Ninh tập trung triển khai một số dự án bảo tồn gà giống, nhân đàn gà gốc, tạo lập và phát triển chứng nhận nhãn hiệu gà Tiên Yên. Riêng huyện Tiên Yên thực hiện thành công dự án "Ứng dụng khoa học công nghệ trong SX giống gà Tiên Yên quy mô tập trung và nuôi thương phẩm bán chăn thả"; "Ứng dụng khoa học công nghệ SX giống gà Tiên Yên bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo"…

Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến nay, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cũng hỗ trợ Cty CP Phát triển chăn nuôi và nông, lâm, ngư nghiệp Phúc Long, đơn vị SX giống gà Tiên Yên, mỗi năm gần 500 triệu đồng để nuôi giữ gần 2.000 con gà giống gốc và SX 5.500 con gà giống Tiên Yên. Chính bởi vậy đến thời điểm này, tổng đàn gà Tiên Yên đã đạt gần 175.000 con, tăng 39% so với năm 2016 và tăng đến 80% so với năm 2012.

Giống lợn Móng Cái có nguồn gốc ở vùng đất Móng Cái, rất mắn đẻ (2 lứa/năm, trung bình từ 10 - 16 con/lứa), phàm ăn... Theo giới chuyên môn, những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, lợn Móng Cái được nuôi phổ biến ở vùng Hà Cối, Đông Triều nhưng những năm gần đây số lượng bị giảm rất nhiều.

Để giữ giống lợn này, tỉnh đã thực hiện dự án giống lợn giai đoạn 2010 - 2015, trong đó dành kinh phí để chăn nuôi, phối giống cho 400 lợn nái, bổ sung 120 nái hậu bị thay đàn. Từ nguồn vốn của trung ương, tỉnh đã đặt hàng các doanh nghiệp nuôi giữ giống gốc và cung cấp nái Móng Cái thuần cho thị trường.

Điển hình là Cty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường giữ 200 con nái, Cty TNHH MTV Phát triển nông, lâm, ngư Quảng Ninh 200 con nái, Cty CP Giống vật nuôi 60 con nái. Mỗi năm các DN này SX và cung ứng cho các hộ SX giống khoảng 10.000 con nái giống; gần 1.500 lợn hậu bị; 3.500 lợn cai sữa và 1.500 liều tinh. Đồng thời, mỗi năm SX được 890.000 con lợn giống lai F1 để nuôi thịt, tạm thời đáp ứng nhu cầu của thị trường; nâng tổng đàn lợn Móng Cái lên gần 42.000 con.

Riêng đối với cây thông nhựa Quảng Ninh hay còn gọi là thông lùn, là giống cây đặc hữu của Quảng Ninh, nổi tiếng với sức sống tốt, phát triển trên mọi địa hình đồi núi, chất đất, lượng nhựa cao, chất lượng nhựa tốt. Trước đây, tỷ lệ rừng trồng cây thông nhựa của tỉnh khá lớn, tuy nhiên do người dân chạy theo phong trào trồng các cây gỗ nhỏ, chu kỳ SX ngắn để phục vụ nguyên liệu băm răm gỗ nên đã phá cây thông để trồng các loại keo, bạch đàn.

Trước tình hình này, Sở NN-PTNT đã khẩn trương đề xuất tỉnh lưu giữ 76 cây thông nhựa mẹ để lưu nguồn gen và Trung tâm Khoa học và SX Lâm nông nghiệp Quảng Ninh thực hiện thành công đề án nghiên cứu trồng 3,3ha giống nhựa thông vô tính (cây ghép). Bên cạnh đó, tỉnh triển khai chương trình bình tuyển bổ sung 114 cây mẹ tại Hoành Bồ và Uông Bí; chăm sóc, nuôi dưỡng 3,3ha rừng giống cây ghép tại phường Minh Thành (TX Quảng Yên); chuyển hóa rừng giống thông nhựa Quảng Ninh bằng phương pháp chặt tỉa thưa 15ha.

Theo nongnghiep.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 223


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1168629

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71395944