06:54 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp: Khó khăn đến từ cơ chế, chính sách

Chủ nhật - 15/10/2017 09:16
Quốc hội ban hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 và Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho HTX phát triển. Sau gần 5 năm thi hành Luật HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, các HTX có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục.
59db2d8822f7c7f185000eb0
Sản phẩm mật ong của HTX Thành Đô trong gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Bích Nguyên

33% HTX nông nghiệp hoạt động khá, tốt

Cả nước hiện có 21 liên hiệp và 10.726 HTX nông nghiệp với hơn 3,9 triệu thành viên HTX nông nghiệp (bình quân 376 thành viên 1 HTX). Tổng số vốn hoạt động của HTX nông nghiệp là 12.413 tỉ đồng, bình quân 1,26 tỉ đồng/HTX. Về hiệu quả hoạt động, theo phân loại của các địa phương, cả nước có 33% HTX nông nghiệp hoạt động được phân loại khá, tốt.

Nhiều HTX hoạt động gắn với sản phẩm chủ lực của vùng, thực hiện liên kết theo chuỗi. Không ít HTX đã áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, tiên tiến vào sản xuất, trong đó có nhiều mô hình HTX liên kết với các siêu thị lớn để mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, một số HTX có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng trên nhiều tỉnh, doanh thu hàng trăm tỉ đồng/năm.

Tuy nhiên, thực trạng chung là phần lớn các HTX đều thiếu vốn, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ. Việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu. Số HTX liên kết còn ít. Việc chủ động tìm thị trường, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm còn yếu; nhiều doanh nghiệp vẫn phải liên hệ trực tiếp với các chủ trang trại, hộ nông dân để tìm nguồn cung hàng hóa.

Bên cạnh đó, nhiều HTX có số thành viên quá lớn và chủ yếu thực hiện các dịch vụ đầu vào; sự liên kết giữa thành viên với HTX và các thành viên với nhau còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ nên hiệu quả hoạt động thấp. Các HTX hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu hoạt động các dịch vụ “đầu vào”, số HTX làm dịch vụ “đầu ra” còn hạn chế. Một số HTX đã đăng ký lại theo luật HTX năm 2012 nhưng chưa thực sự tổ chức và hoạt động đúng các quy định của Luật HTX. Các HTX ngừng hoạt động không thực hiện giải thể, do vướng mắc về nợ công, tài sản hoặc thất lạc hồ sơ, con dấu.

Chính sách chưa đến với HTX

Sau khi Luật HTX có hiệu lực, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp. Trong đó, các chính sách hỗ trợ chung cho HTX gồm có: Bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới, thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của HTX. Riêng đối với các HTX nông, lâm, ngư, diêm nghiệp còn được hưởng các chính sách: Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ chế biến sản phẩm; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện các chính sách còn nhiều hạn chế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, tổng kinh phí hỗ trợ các HTX trong 4 năm (2013-2016) khoảng 1.069 tỉ đồng (bình quân 4,2 tỉ đồng/tỉnh/năm). Kinh phí hỗ trợ tập trung chủ yếu cho công tác đào tạo, bồi dưỡng (468,1 tỉ đồng, chiếm 43,7%), còn các chính sách khác chiếm tỉ lệ rất thấp. Tiếp cận tín dụng vẫn là nội dung khó khăn nhất của HTX nông nghiệp.

Hầu hết các HTX mà chúng tôi tiếp xúc đều đang rất khát vốn để mở rộng sản xuất, nhưng không thể tiếp cận được chính sách hỗ trợ vay vốn từ các tổ chức tín dụng, do không có tài sản thế chấp. HTX Suối Vui, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, Hà Giang là ví dụ cụ thể. HTX Suối Vui có 177 thành viên, chuyên thu mua, chế biến chè cổ thụ với thương hiệu chè Shan Tuyết Tùng Vài. Hiện HTX đã đăng ký thương hiệu, trên sản phẩm có vạch mã truy suất nguồn gốc.

Ông Nguyễn Cao Chiến, Giám đốc HTX Suối Vui, cho biết: “Trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi rất cần vốn, để mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng tôi đã làm hồ sơ vay vốn nhưng vẫn chưa thể tiếp cận được với vốn tín dụng do tài sản nhà xưởng máy móc của chúng tôi chưa đủ điều kiện để thế chấp. Tôi mong muốn Nhà nước tạo điều kiện hơn nữa để chúng tôi có thể tiếp cận được các nguồn vốn”.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, rất ít HTX nông nghiệp được vay vốn từ các tổ chức tín dụng. 4 năm qua, có hơn 2.300 HTX nông nghiệp được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, với số tiền 169 tỉ đồng. Tuy nhiên, mới có 40/63 tỉnh, thành đã thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Ngoại trừ 2 thành phố có nguồn quỹ lớn là TP Hồ Chí Minh (580 tỉ đồng), Hà Nội (130 tỉ đồng) và 4 tỉnh có thành lập quỹ nhưng chưa bố trí vốn (Sơn La, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Phước), thì bình quân vốn của mỗi tỉnh chỉ có 12,16 tỉ đồng.

Điều này cho thấy, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX còn rất hạn hẹp. Thiết nghĩ, HTX là một mô hình đặc thù, vì vậy các tổ chức tín dụng cần tạo thuận lợi và có cơ chế linh hoạt về thủ tục vay vốn cho các HTX, cho phép được dùng tài sản làm thế chấp có nguồn gốc hình thành từ vốn vay bằng tín chấp, vay vốn theo dự án sản xuất, kinh doanh.

vb26_11b
Với một thao tác đơn giản cũng có thể truy suất được nguồn gốc của thương hiệu Chè Shan Tuyết Tùng Vài bằng điện thoại. Ảnh: Bích Nguyên

Không kể chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh mới được ban hành, Bộ NN&PTNT cho biết tình hình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với HTX nông nghiệp ở các địa phương diễn ra chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, diện tích cánh đồng lớn mới là 3,9% so với tổng diện tích cây trồng. Sau gần 2 năm thực hiện Quyết định mới có gần 20% trong tổng số 63 tỉnh, thành ban hành chính sách cánh đồng lớn và thành lập ban chỉ đạo cánh đồng lớn.

Có thể thấy, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với kinh tế HTX chưa thật sự tạo động lực thúc đẩy để kinh tế hợp tác và đặc biệt là các HTX nông nghiệp phát triển. Số lượng và tỉ lệ các HTX tiếp cận được các chính sách chưa cao. Theo Bộ NN&PTNT, trong các chính sách được ban hành, đặc biệt là chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được được giao các địa phương cân đối ngân sách để triển khai thực hiện.

Ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ một phần, song nguồn hỗ trợ từ Trung ương còn quá ít so với nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh, nên trong bối cảnh ngân sách địa phương còn hạn hẹp thì việc cân đối ngân sách để thực hiện hỗ trợ rất khó khăn. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp chưa còn tính đến tính đa dạng của các mô hình liên kết ở các vùng, miền, lĩnh vực khác nhau (lúa, rau, cây ăn quả…). Các chính sách quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg còn nhiều bất cập, chủ yếu mới phù hợp với sản xuất lúa gạo. Thủ tục hành chính để thực hiện chính sách còn rườm rà, phức tạp…

Theo Bích Nguyên/bienphong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 64790

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1036958

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71264273