22:22 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển ngành thủy sản ĐBSCL: Cần giải pháp căn cơ

Thứ năm - 27/12/2012 06:57
Thời gian qua, ngành thủy sản vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận với sự gia tăng nhanh chóng về diện tích, sản lượng, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này vẫn chưa thật sự bền vững, cần phải có giải pháp căn cơ.

Chưa phát huy hết hiệu quả

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 11 tháng đầu năm 2012, sản lượng thủy sản của cả nước tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó sản lượng khai thác đạt 2.453 ngàn tấn, sản lượng nuôi trồng 2.868 ngàn tấn; kim ngạch xuất khẩu 5,59 tỷ USD, tăng 1,2%. Dự báo, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012 đạt 6,2 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2011.

Theo bà Dương Phương Thảo, Phó vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong sự tăng trưởng của ngành thủy sản thì có tới 80% là do tăng khối lượng, còn gia tăng giá trị sản phẩm chỉ chiếm 20%. Điều này cho thấy, chất lượng sản phẩm hàng hóa thủy sản nước ta vẫn chưa được khẳng định.

Thực tế cho thấy, các DN sản xuất, kinh doanh thủy sản chưa có khả năng biến đổi linh hoạt trước sự thay đổi của thị trường; chủng loại sản phẩm kém đa dạng; khả năng dự báo tình hình tiêu thụ hạn chế; nhiều DN không có chiến lược kinh doanh cụ thể nên thiếu định hướng phát triển.

Sự phát triển thiếu quy hoạch này đã dẫn đến tình trạng dư thừa công suất (nhiều nhà máy chỉ hoạt động 50-70% công suất thiết kế), khiến chi phí sản xuất tăng lên, sức cạnh tranh giảm, làm cản trở sự phát triển nói chung của ngành.

Cần giải pháp căn cơ

Tại Hội nghị về phát triển thủy sản tổ chức tại TP. Cần Thơ vừa qua, nhiều chuyên gia cho rằng, thủy sản là một trong những ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển, nhưng nguồn vốn đầu tư cho ngành thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu. Bất cập này đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT thấy rõ và quyết liệt điều chỉnh, tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên sự điều chỉnh này chưa đạt kết quả như mong muốn.

 

Dù ngành thủy sản ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn chưa 
tương xứng với tiềm năng (ảnh chụp tại xã Nhị Mỹ-Cai Lậy-Tiền Giang).


Trong ngành nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư lớn nhất là trái phiếu Chính phủ nhưng lại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thủy lợi theo danh mục do Quốc hội phê duyệt. Để giải quyết khó khăn này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã điều tiết theo hướng đưa thủy lợi vào phục vụ nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, từ năm 2012, việc xây dựng hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đã được Bộ bố trí kinh phí thực hiện, trong đó nuôi tôm là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư nhiều nhất.

 

Ngoài ra, Bộ cũng tích cực kêu gọi đầu tư từ các DN trong và ngoài nước, vốn ODA, đơn cử như dự án đầu tư phát triển thủy sản bền vững do Ngân hàng Thế giới tài trợ (tổng số vốn 120 triệu USD), triển khai tại 8 tỉnh trọng điểm nuôi trồng thủy sản trong cả nước.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương, Trưởng khoa Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng, trước mắt cần chọn TP.Cần Thơ để xây dựng thành trung tâm nghề cá nhằm thúc đẩy ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL phát triển theo hướng năng động, bền vững, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Các tỉnh còn lại sẽ hình thành các vệ tinh và cụm vệ tinh, trong đó sản xuất thủy sản nước ngọt cần được chú trọng.

Đồng tình với đề xuất này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám cho biết, đây là ý tưởng phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, vùng ĐBSCL cần chú trọng kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng, quan trọng nhất là xây dựng cảng nước sâu, bởi hiện nay phần lớn lượng thủy sản của vùng muốn xuất khẩu phải vận chuyển bằng container lên các cảng lớn ở TP. Hồ Chí Minh nên mất khá nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra, ĐBSCL cũng cần kêu gọi đầu tư vào các cơ sở đào tạo, tổ chức hội chợ thường niên cho thủy sản vùng ĐBSCL nhằm tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Thành Công

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 367


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 683482

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70910797