23:08 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nông thôn là chìa khoá giảm nghèo

Thứ hai - 15/07/2013 21:44
"Phát triển nông thôn là điều không thể thiếu để VN tăng trưởng bền vững. Nông nghiệp vừa là cơ hội, cũng vừa là thách thức đối với sự phát triển kinh tế của VN..."
Đó là phát biểu ông Mori Mutsuya - Trưởng đại diện của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên NTNN.

Ông Mori Mutsuya

Sẽ tiếp tục hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn 
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay và theo ông, nông dân Việt Nam cần phải làm thế nào để đưa nền nông nghiệp phát triển và tăng thu nhập cho bản thân mình?
- Từ sau khi thực hiện Chính sách Đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng phát triển sản xuất nông nghiệp, phát huy các điều kiện tự nhiên phong phú và lực lượng lao động dồi dào. Những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng đầu trong xuất khẩu không chỉ gạo mà còn cả các mặt hàng nông sản khác như cà phê, tiêu, hạt điều… JICA đã thực hiện phân tích về dự báo khả năng đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2040 tại các nước Việt Nam, Indonesia, Philippines, trong đó Việt Nam là nước có khả năng đảm bảo được an ninh lương thực. 
Riêng về sự rủi ro đối với ngành nông nghiệp, chúng tôi dự đoán chính là tình trạng đô thị hóa, già hóa dân số, giảm thiểu lực lượng lao động trong nông nghiệp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu... Để đối phó với điều này, cần phải thực hiện việc thâm canh đất nông nghiệp, cơ khí hóa nông nghiệp, hiện đại hóa và phổ biến rộng rãi những kỹ thuật nông nghiệp, phát huy tiềm lực của khu vực tư nhân thông qua việc tự do hóa thị trường. Những người làm nông nghiệp của Việt Nam cần phải đáp ứng một cách phù hợp với các yêu cầu của thị trường và những nhu cầu của người tiêu dùng.
Thưa ông, hiện các dự án ODA của Nhật Bản ở Việt Nam chủ yếu là về cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông. Còn lĩnh vực đây tiềm năng của Việt Nam là phát triển nông nghiệp thì nguồn vốn ODA đầu tư vào đây chưa nhiều. Phải chăng Nhật Bản không xác định nông nghiệp là cơ hội phát triển của Việt Nam trong tương lai?
- Tôi không nghĩ như vậy. Phát triển khu vực nông thôn, nơi gần 70% dân số sinh sống, là điều không thể thiếu được để Việt Nam tăng trưởng bền vững. Nếu không phát triển khu vực nông thôn thì không thể thu hẹp được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cũng như giải quyết vấn đề đói nghèo. Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992, JICA đã và đang liên tục hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn với tổng kinh phí hỗ trợ ngày càng tăng. Các hoạt động hỗ trợ được thực hiện với hình thức hợp tác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại, phổ cập những kỹ thuật nông nghiệp, hỗ trợ tăng cường chức năng các hợp tác xã, sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên của địa phương trong đó có du lịch, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Ngoài ra, với khu vực nông thôn, chúng tôi cũng đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ nông thôn, hệ thống tưới tiêu… 
Trong tương lai, chúng tôi nghĩ rằng cần thiết phải thiết lập những biện pháp ứng phó với nhu cầu ngày càng cao về an toàn và đa dạng hóa lương thực và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp... Trong Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, JICA đã hỗ trợ xây dựng, tăng cường máy móc công nghiệp và gia công thực phẩm. Phát triển nông nghiệp vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.
Được biết, một số dự án của JICA thời gian qua trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện theo cơ chế hợp tác theo cơ chế viện trợ không hoàn lại, hợp tác kỹ thuật và hợp tác viện trợ vốn vay. Liệu những phương thức nói trên có đảm bảo tính minh bạch và phát huy hiệu quả của những hợp tác này?
- JICA đã và đang triển khai viện trợ một cách hiệu quả và hiệu suất nhờ kết hợp linh hoạt cả 3 hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật, hợp tác vốn vay và viện trợ không hoàn lại. JICA đang tiến hành kết hợp triển khai các dự án ODA trong một chương trình có lựa chọn và tập trung để phát huy nguồn lực một cách hiệu quả và hiệu suất hơn. Hiện chúng tôi vẫn đang trong quá trình sửa đổi lại chương trình hỗ trợ có xem xét tới cả các yếu tố môi trường trong và ngoài khu vực nông nghiệp của Việt Nam. Trong đó có tính đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, do vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn.
Cầu nối cho hợp tác ODA
Trong những năm qua, Nhật Bản luôn là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, trong đó với tư cách là cơ quan thực hiện ODA của Chính phủ Nhật Bản thì JICA đã đóng góp rất lớn cho tiến trình hợp tác này. Ông đánh giá như thế nào về tính hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ ODA mà Việt Nam đã và đang sử dụng?

"Tôi nhận thấy Việt Nam đang sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển này đã góp phần làm ổn định sự phát triển của khu vực cũng như của chính Nhật Bản” 
Ông Mori Mutsuya


- Tôi nhận thấy Việt Nam đang sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào việc phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển này đã góp phần làm ổn định sự phát triển của khu vực cũng như của chính Nhật Bản. Sau khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1992, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cũng như nâng cao đời sống người dân thông qua xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và cải thiện các chế độ và chính sách của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của viện trợ ODA Nhật Bản là kết hợp cả phần cứng và phần mềm bằng cả hai hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí. Cho tới hôm nay trong hơn 20 năm, nhờ sự hợp tác hỗ trợ tích cực của người dân Việt Nam mà JICA đã đạt được những thành tích như hỗ trợ kinh phí hơn 2.000 tỷ yen, phái cử hơn 5.000 chuyên gia và tình nguyện viên sang Việt Nam, cử đi đào tạo tại Nhật Bản hơn 18.000 cán bộ công chức Việt Nam… Việt Nam luôn là nước quan trọng nhất trong chính sách ODA của Nhật Bản. 
Năm 2013 đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Chặng đường 40 năm không phải quá dài nhưng cũng dễ thấy được nỗ lực cũng như triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và giữa JICA với các tổ chức ở Việt Nam nói riêng?
- Có được kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật trong ngày hôm nay là do nỗ lực của cả hai phía trong xây dựng mối quan hệ hợp tác và tin cậy lẫn nhau vì một mục tiêu chung - tăng cường quan hệ giữa hai nước. Những năm gần đây, mối quan hệ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được xúc tiến mạnh mẽ, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tăng cao, quan hệ giữa hai nước về mặt chính trị, kinh tế đang ngày càng phát triển và hy vọng trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa. JICA mong muốn được giúp tăng cường phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước thông qua nguồn vốn ODA. 
Từ khi nối lại viện trợ ODA đến nay đã có rất nhiều những khó khăn trở ngại trong thực hiện các chương trình dự án ODA tại Việt Nam. Tuy nhiên, giống như mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, những thành tích đạt được trong 20 năm thực hiện viện trợ ODA là kết quả của mối quan hệ hợp tác được xây dựng dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và cùng hướng tới một mục đích chung là phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
Xin cảm ơn ông!
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 316


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1132178

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72814887