14:24 EDT Thứ năm, 27/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển vùng sản xuất tập trung: Cần cú hích lớn

Thứ ba - 25/06/2019 10:07
Đến nay, nhiều vùng nông thôn trên địa bàn Quảng Ninh đã hình thành nên những cánh đồng mẫu lớn, mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung theo chuỗi liên kết "4 nhà" (nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông), tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
 

Công ty TNHH Phú Lâm (xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái) hiện có tổng đàn bò thịt và bò giống 7.000 con.
Theo tổng hợp của các sở, ngành, địa phương, trong 2 năm (2017-2018), toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 418 phương án, dự án; 916 hồ sơ hỗ trợ lãi suất; hỗ trợ 7 cơ sở cấp giấy chứng nhận sản phẩm; 40 HTX thành lập mới; 84 lượt hội chợ triển lãm tổ chức trong và ngoài tỉnh, với tổng kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh là trên 185 tỷ đồng.

Các nguồn vốn đã được tỉnh chủ động cân đối, bố trí, lồng ghép với các nguồn lực khác và tăng cường phân cấp, trao quyền, phát huy tối đa vai trò chủ động của các địa phương, cơ sở. Từ đó, các địa phương của tỉnh đã chỉ đạo bố trí nguồn lực tập trung, tăng hỗ trợ lãi suất; hỗ trợ máy móc, nhà xưởng, thiết bị sản xuất; hỗ trợ cửa hàng, điểm trưng bày các sản phẩm OCOP; hỗ trợ hạ tầng vùng sản xuất tập trung; giảm hỗ trợ trực tiếp thông qua hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi.

Tại các địa phương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung được người nông dân, doanh nghiệp đón nhận, tạo nên sức lan tỏa tích cực trong sản xuất nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, đã thu hút một số nhà đầu tư nghiên cứu quy hoạch và định hướng phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Vân Đồn, Móng Cái, Đông Triều, Đầm Hà.

Mô hình trồng cam tập trung xã Bản Sen, Vân Đồn cho hiệu quả kinh tế cao vào mỗi dịp cuối năm.
Ông Nguyễn Hữu Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Từ chính sách hỗ trợ lãi suất của tỉnh, đến nay đã thu hút nguồn lực lớn ngoài ngân sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cứ ngân sách tỉnh bỏ ra 1 đồng hỗ trợ, thì sẽ thu hút được 34 đồng ngoài ngân sách đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Đến nay, nhiều vùng sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn được hình thành và tăng diện tích, vượt kế hoạch đến năm 2020, như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, diện tích 1.690ha (tăng 115ha); vùng trồng rau an toàn, diện tích 348ha (tăng 14ha); vùng trồng cây dong riềng, diện tích trên 516ha (tăng trên 358ha); vùng trồng vải, diện tích 972ha (tăng 22ha); vùng trồng cam, diện tích 545ha (tăng 222ha); vùng nuôi tôm tập trung, diện tích 9.662ha (tăng 6.199ha); vùng nuôi nhuyễn thể, diện tích 2.963ha (tăng 1.920ha); vùng nuôi cá song tập trung, diện tích 331ha (tăng trên 31ha); vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, diện tích 2.451ha (tăng 96ha).

Một số vùng sản xuất tập trung được đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thuận tiện cho việc đi lại, thu hoạch sản phẩm, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Điển hình như vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại TX Đông Triều, hiện tại, các cánh đồng mẫu lớn sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa tại 11 xã, phường đều được người nông dân áp dụng triển khai trồng, gieo cấy những giống lúa mới có năng suất, chất lượng, đem lại giá trị kinh tế cao.

Hiện giống lúa chất lượng cao được gieo trồng tại TX Đông Triều tăng 186% so với trồng giống lúa cũ trước đây. Giá lúa chất lượng cao bình quân đạt 13.000 đồng/kg, hơn hẳn giá lúa thông thường chỉ có 7.000 đồng/kg.

Thu hoạch lúa Đông Xuân trên cánh đồng mẫu lớn xã Nguyễn Huệ (TX Đông Triều).
Nhìn một cách tổng quát, các chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất tập trung của tỉnh đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân, doanh nghiệp, tạo nên diện mạo mới cho vùng nông thôn. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế và khách quan cho thấy, cần phải có một cú “hích” lớn hơn, thay đổi căn bản, toàn diện trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Bởi hiện nay, theo các nhà chuyên môn, chính sách dồn điền, đổi thửa theo Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh chưa phù hợp với điều kiện địa hình đồi núi; chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp theo hướng sản xuất hữu cơ chưa thực hiện được do người sản xuất khó khăn trong áp dụng và tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, sản phẩm tiêu thụ khó khăn do giá thành cao; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận gắn với địa danh khó thực hiện do nhãn hiệu phải gắn với địa danh; số tiền vay đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn theo chính sách tín dụng còn thấp; hướng dẫn thủ tục thanh toán chính sách hỗ trợ còn bất cập...

Đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết: Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 7/12/2016 của HĐND tỉnh, tỉnh đã thẳng thắn nhìn nhận có những bất cập, khó khăn khi triển khai đến đối tượng được thụ hưởng. Hiện UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp thường lệ giữa năm về một số chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở cụ thể hóa Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, mở rộng đối tượng hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cũng như tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt.

Nghị quyết mới sau khi được thông qua, chắc chắn sẽ là động lực lớn để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các sản phẩm nông nghiệp, nhất là đối với những sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương đã được xây dựng thương hiệu.
https://quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=84685
Theo Mạnh Trường/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145


Hôm nayHôm nay : 55723

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1740003

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63822225