22:41 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phó Thủ tướng: Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản và các hình thức liên kết

Chủ nhật - 14/06/2015 00:16
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 13/6.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bản báo cáo trước Quốc hội sáng 13/6  làm rõ thêm một số vấn đề trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội thuộc trách nhiệm của Chính phủ; giải đáp thêm nội dung chất vấn dành cho 4 vị Bộ trưởng.

 

 
Phó Thủ tướng cũng thừa nhận, kinh tế-xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai hạn hán diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhất là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn như gạo, cao su, cà phê, trái cây; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm trong đó nông, lâm, thủy sản giảm 9,5% so với cùng kỳ...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội sáng 13/6 (Ảnh: Chinhphu.vn)

Phó Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, để tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng, địa phương; và gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường, doanh nghiệp với người dân.

Đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh nông sản, phát triển các hình thức liên kết hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, liên kết giữa người dân với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.

Thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, ưu tiên nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Chuẩn bị tốt các điều kiện, khai thác tối đa các ưu đãi, lợi thế khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do (FTA), kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh, ứng phó với các hàng rào, thủ tục; khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế; ban hành, triển khai Đề án phát triển xuất khẩu ở thị trường khu vực đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 phát triển mạnh về thị trường để hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp và người dân.

Đối với thị trường trong nước, nhiệm vụ đặt ra là hoàn thiện hệ thống phân phối, đẩy mạnh kết nối cung cầu, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường, doanh nghiệp với người dân; nhân rộng các mô hình tốt về tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và trực tiếp tiêu thụ nông sản. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi, các biện pháp bình ổn thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu (gạo, đường, muối, thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật tư nông nghiệp phân bón...)…/.

 PV
Theo vov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 363

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 358


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1097544

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71324859