13:00 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý Môi trường làng nghề: Thiếu chính sách chuyên biệt

Chủ nhật - 20/08/2017 02:22
GD&TĐ -Việt Nam có gần 2000 làng nghề. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, làng nghề đi theo hướng tự phát nên nhiều hệ lụy về môi trường đã tác động trực tiếp và nghiêm trọng đến môi sinh. Tuy nhiên việc quản lý môi trường làng nghề Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn thách thức.

 

Quản lý Môi trường làng nghề: Thiếu chính sách chuyên biệt

Khó chồng khó

Theo số liệu thống kê từ Cục Kiểm soát ô nhiễm – Tổng cục Môi trường cho thấy công tác quản lý và một số hoạt đồng về bảo vệ môi trường làng nghề đang tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đến nay tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp đối với làng nghề về số lượng cán bộ tham gia tại các cấp ở địa phương có khoảng 2.600 người. 95% cán bộ quản lý môi trường cấp huyện không có bằng cấp chuyên môn trực tiếp về môi trường.

Còn đối với cấp xã, phường và thị trấn (cấp liên quan trực tiếp đến công tác bảo vệ môi trường làng nghệ) thì cán bộ môi trường là cán bộ địa phương kiêm nhiệm.

Việc đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý môi trường tại các làng nghề cũng còn tồn tại bất cập. Trong 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường chỉ có một phần ít dành cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề.

Bên cạnh đó, một số mô hình thử nghiệm đã được triển khai đạt kết quả tốt, nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng mô hình lại rất khó khăn và bất cập. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam đã triển khai cho vay lãi suất ưu đãi đối với một số dự án và xử lý chất thải làng nghề tuy nhiên còn nhiều hạn chế do nguồn vốn hạn hẹp.

Về công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiến nại tốt cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề được giao cho nhiều ngành nhưng việc triển khai thực hiện lại rất hạn chế do nhiều nguyên nhân (Đối tượng sản xuất nhỏ, lẻ; Sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng; dòng tộc; làng xã; Nguồn nhân lực và kinh phí hạn hẹp lại chưa thực sự ưu tiên đối với làng nghề..).

Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật… làng nghềchủ yếu ưu tiên tập trung vào các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp lớn. Hình thức xử lý chủ yếu là nhắc nhở, chưa xử lý hành chính cũng như áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác. Dẫn tới tạo điều kiện để một số cơ sở công nghiệp hoạt động trong làng nghề.

Mặt khác, công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các làng nghề đã được các Bộ, ngành và địa phương quan tâm song việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả…

Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề đã cho thấy tuy đạt được một số kết quả nhất định song thực trạng chung về công tác quản lý môi trường làng nghề chưa có cơ chế, chính sách chuyên biệt áp dụng cho làng nghề nên khi áp dụng vào khu vực sản xuất làng nghề không khả thi, hiệu lực triển khai thấp.

Hầu hết các địa phương chưa chú trọng, ưu tiến đối với công tác quản lý và bảo vệ môi trường làng nghề. Do vậy phần lớn các cơ sở trong làng nghề không có các hồ sơ, thủ tục về môi trường, không có các hạng mục công trình xử lý nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn, không nộp các khoản phí, lệ phí về bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên, không đủ năng lực tài chính để nộp phạt vi phạm hành chính, chây ỳ trong thi hành quyết định xử lý vi phạm, có hành vi chống đối. Chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư đã được tổ chức thực hiện tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều hạn chế…

Để môi trường làng nghề bền vững

Từ việc phân tích những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân của hạn chế cũng như từ việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề, TS Nguyễn Quang Hưng – Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Văn phòng Quốc hội đã đưa ra một số kiến nghị bảo vệ môi trường làng nghề:

Trước tiên cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý hoạt động của các khu kinh tế, làng nghề. Tăng cường giám sát việc phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Đặc biệt nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH…

Việc xây dựng chiến lược phát triển làng nghề phù hợp với chiến lược phát triển đất nước, vùng miền, điều tra và đánh giá tổng thể việc phát triển các làng nghề trong những năm qua để điều chỉnh quy hoạch phát triển gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế về khả năng đầu tư, năng lực quản lý, cơ sở hạ tầng… của các khu kinh tế, làng nghề.

Cần hoàn thiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Tăng cường các biện pháp về tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Đặc biệt cần đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chính sách và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đối với làng nghề. Mặt khác, cần quy hoạch làng nghề một cách khoa học, phân loại làng nghề phải dựa vào các yếu tố làng nghề truyền thống, không truyền thống, mức độ ô nhiễm môi trường, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

Thực tế cũng cho thấy, hiện nay việc quản lý làng nghề tại các địa phương không thống nhất. Có địa phương giao quản lý làng nghề cho sở NN&PTNT, có nơi là sở Công Thương, có địa phương giao cho Liên minh hợp tác xã. Do đó cần có sự nghiên cứu mô hình quản lý làng nghề một cách hiệu quả nhất. Đồng thời cần có chính sách về đầu tư phát triển phù hợp, ban hành các chính sách cụ thể về hỗ trợ vốn và thuế, công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực… Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống, giảm dần hoạt động gia công, tăng cường xúc tiến thương mại, thu hút du lịch… đối với các làng nghề.

 

Nhìn nhận một cách khách quan thì không phải nghề nào, làng nghề nào cũng gây ô nhiễm môi trường. Một số làng nghề đã đem lại đời sống cho nhân dân khá cao, làng nghề xã khang trang, sạch đẹp nhưng ít gây ô nhiễm môi trường và những làng nghề biết phát huy cao khả năng tay nghề của nghệ nhân và ứng dụng khoa học vào các quy trình sản xuất cũng như quản lý. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đang đặt ra đối với không ít làng nghề là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Teo báo giaoducthoidai.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: làng nghề

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321355

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73368326