22:01 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý công trình thủy lợi: “Vừa đá bóng - vừa thổi còi”!

Thứ tư - 04/06/2014 20:51
Đã 3 năm trôi qua, chưa có một địa phương nào ở Hà Tĩnh tiến hành phân cấp quản lý các công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn theo quyết định của UBND tỉnh. Gần 300 hồ đập nhỏ vẫn chưa xác định được chủ nhân với tư cách là những tổ chức kinh tế đích thực. Chính quyền cấp huyện, cấp xã đang đủng đỉnh quản lý công trình theo cách “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, mặc nhiên chấp nhận những hệ lụy phát sinh.

Đủng đỉnh quản lý công trình

Cách đây 3 năm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 15 về quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh. Với quyết định này, Hà Tĩnh trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong thực hiện chủ trương của Bộ NN&PTNT về phân cấp quản lý công trình thủy lợi. Điều này sẽ khắc phục những khiếm khuyết về cơ chế quản lý, góp phần tối đa hóa năng lực công trình.

Quản lý công trình thủy lợi: “Vừa đá bóng - vừa thổi còi”!
Hồ Kẻ Gỗ do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý

Đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh và Nam Hà Tĩnh đã hoàn thành phân cấp quản lý công trình đầu mối và xác định vị trí “cống đầu kênh” thì tất cả các huyện, thị đều chưa thể ban hành quyết định phân giao cụ thể. Trong khi về nguyên tắc, các công trình thủy lợi nhỏ (dung tích dưới 1 triệu m3 nước) phải được UBND huyện, thị, thành phố ra quyết định giao cho một tổ chức kinh tế cụ thể, mà mô hình phổ biến là các HTX. Điều này đồng nghĩa 296 hồ đập nhỏ (chiếm 85,2% số lượng hồ đập trên địa bàn) đang được vận hành, khai thác, duy tu, bảo dưỡng bởi chính cơ quan quản lý nhà nước là UBND huyện, xã. Nói cách khác, chính quyền đang “vừa đá bóng, vừa thổi còi” khi vừa làm chủ đầu tư, rồi lại quản lý vận hành khai thác công trình.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Ngô Đức Hợi thừa nhận: Đến thời điểm hiện tại, hệ thống hồ đập nhỏ vẫn chưa xác định được chủ nhân với tư cách là những tổ chức kinh tế đích thực.

Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong việc bàn giao là do hầu hết công trình thủy lợi nhỏ gần như không còn lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật. Theo thống kê của ngành nông nghiệp thì hiện chỉ có khoảng 2 chục công trình có đủ hồ sơ với lý do là mới được xây dựng trong giai đoạn sau này. Còn lại những công trình bàn giao cách đây 10 năm, 20 năm thì hầu như không một đơn vị nào còn lưu giữ. Quá trình khai thác vận hành cũng không hề có tài liệu quan trắc, kiểm tra, ghi chép… Điều này đồng nghĩa, muốn bàn giao thì địa phương, ngành chức năng, doanh nghiệp, HTX phải cùng nhau chấp nhận đánh giá lại, thống kê lại từ đầu.

Với cách làm đủng đỉnh hiện nay thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể đánh giá hết. Đó là chưa nói thời gian qua, nhiều HTX cũng không thực sự sẵn sàng vì những ràng buộc về năng lực tiếp nhận.

Tuy nhiên, theo đánh giá của người trong cuộc thì đấy chưa hẳn đã là thách thức lớn nhất. Nhiều người cho rằng, ngay chính các địa phương cũng không thực sự mặn mà với việc phân cấp bàn giao công trình cho HTX hoặc doanh nghiệp. Bởi lẽ có công trình đồng nghĩa với có diện tích tưới. Có diện tích tưới đồng nghĩa với việc được tính toán hỗ trợ cấp bù thủy lợi phí. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều công trình thủy lợi nhỏ lẽ ra phải được sáp nhập vào hệ thống để chuyển giao quyền quản lý cho các công ty thủy nông, thế nhưng, địa phương vẫn bảo vệ bằng được quyền quản lý công trình trên địa bàn.

Chẳng hạn, tại huyện Hương Khê có tới 34 hồ đập dung tích từ 200.000- 300.000 m3, quy mô tưới từ 5-7 ha đang do địa phương quản lý nhưng lại cùng khu tưới với hệ thống thủy lợi sông Tiêm do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý. Nếu nhập 34 hồ đập này vào hệ thống thủy lợi sông Tiêm thì năng lực tưới toàn hệ thống vẫn không thay đổi. Vậy nhưng, trên thực tế, người ta vẫn thích để tưới chồng chéo hơn là sáp nhập. Rõ ràng đang có sự tính toán thiệt hơn về nguồn hỗ trợ thủy lợi phí trong câu chuyện quản lý.

Mặc nhiên chấp nhận hệ lụy

Hệ quả dễ nhận thấy của việc chậm phân cấp quản lý hồ đập đó là chất lượng công trình vốn đã không đồng bộ lại càng nhanh chóng xuống cấp. Nguyên do là chính quyền cấp xã hầu như không có cán bộ chuyên ngành thủy lợi, không có người theo dõi lưu trữ tài liệu quan trắc nên khi xảy ra sự cố không đủ cơ sở để tìm ra nguyên nhân và phương án khắc phục. Thậm chí, có nơi như huyện Hương Khê có đến 149 công trình hồ đập, thế nhưng, ngay đến đơn vị quản lý nhà nước trực tiếp là Phòng Nông nghiệp cũng không có bất cứ một cán bộ chuyên ngành thủy lợi nào.

Quản lý công trình thủy lợi: “Vừa đá bóng - vừa thổi còi”!
Hệ quả dễ nhận thấy của việc chậm phân cấp quản lý hồ đập đó là chất lượng công trình vốn đã không đồng bộ lại càng nhanh chóng xuống cấp.

Nhiều địa phương khoán trắng công trình cho một vài cá nhân trông coi, thậm chí nhiều hồ đập gần như để hoang. Thế mới có chuyện một số hồ thủy lợi như như Ngàng Trên, Đập Ươi, Đập Lành (Vũ Quang), Cơn Trè (Kỳ Long - Kỳ Anh) không được dùng cho việc tưới tiêu, thay vào đó, là người dân hoặc tự tiện, hoặc đấu thầu nuôi trồng thủy sản. Hay như hồ Đập Bắc (Hương Trà - Hương Khê), tiếng là công trình thủy lợi nhưng lại không có cống để lấy nước. Tất cả vẫn hoang phí mặc nhiên, bất chấp hồ đập là công trình hạ tầng lớn, kinh phí đầu tư hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng.

Thống kê gần đây của ngành nông nghiệp cho thấy, có tới 181 hồ bị cây cối, nhà cửa xâm phạm hành lang bảo vệ. Thậm chí có hồ người ta còn trồng cả cột điện, làm hàng rào chắn ngang thân đập như Khe Trẹ (Phú Gia), Hà Thông (Hương Xuân), Ông Vờm (Lộc Yên), Khe Cáo (Phúc Đồng)… Tình trạng công trình bị đập phá lan can bảo vệ, mất cắp các thiết bị vận hành trở thành…chuyện thường ngày ở huyện. Nguy hiểm hơn, hiện đang có tới 129 đập bị thấm qua thân, qua vai hoặc qua nền đập. Nhiều hồ đập thấm lớn, nước chảy thành dòng như: Mục Bài, Đập Trạng, Họ Võ (Hương Khê); Vực Rồng, Khe Dẻ, Cơn Trường (Hương Sơn); Khe Làng (Nghi Xuân); Khe Chẹt (Vũ Quang)…

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, chậm phân cấp bàn giao công trình thủy lợi còn dẫn tới những khó khăn trong công tác quản lý nguồn hỗ trợ cấp bù thủy lợi phí. Về nguyên tắc tài chính, thủy lợi phí chỉ được cấp bù cho đơn vị cung cấp dịch vụ tưới tiêu, mà cụ thể ở các địa phương là HTX nông nghiệp, HTX dùng nước. Nghịch lý ở chỗ, HTX lại không phải là chủ nhân đích thực của công trình thủy lợi, do vậy, nảy sinh khá nhiều khúc mắc trong điều hành thủy lợi phí.

Phó Giám đốc Sở Tài chính Trần Đình Sỹ thừa nhận: Phải khó khăn lắm tỉnh mới có thể bảo vệ được kế hoạch cấp bù thủy lợi phí từ trung ương, thế nhưng, ngay cả khi có tiền vẫn rất khó để thanh toán. Đó là chưa nói đã có hiện tượng sử dụng nguồn thủy lợi phí sai mục đích, thủy lợi phí cấp bù không đúng đối tượng ở các địa phương. Trong một cuộc họp gần đây của UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Lê Đình Sơn cho rằng, đã đến lúc cần thiết phải kiểm tra toàn diện và tiến hành thanh tra một số địa phương, đơn vị trong sử dụng thủy lợi phí.

Đến cuối tháng 6 này, Quyết định số 15 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn được ban hành tròn 3 năm. Sau 3 năm, hầu như các huyện, thị xã không có nhiều chuyển động. Tinh thần đủng đỉnh này rất khác với cách mà các địa phương sốt sắng để có được công trình dự án, dù đó là kênh mương, là công trình thủy lợi nhỏ hay to.

nguồn: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 227


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1028539

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72711248