14:19 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý giết mổ gia súc, gia cầm: Còn nhiều bất cập!

Thứ sáu - 11/07/2014 03:14
Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) là khâu quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc kiểm soát giết mổ và nâng cấp, xây dựng, quản lý các lò giết mổ GSGC trong tỉnh vẫn còn nhiều bất cập.

 

Lỏng lẻo việc quản lý giết mổ

Theo Chi cục Thú y, trên địa bàn tỉnh hiện có 2 cơ sở giết mổ gia súc tập trung đang hoạt động ở phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) và phường Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh); 1 chợ giết mổ gia cầm tập trung với công suất 2.000 con/ngày. Ngoài ra, có khoảng 1.651 điểm giết mổ GSGC tại gia, phân bố không đều ở các địa phương.

Mitraco khánh thành Nhà máy Chế biến súc sản
Nhà máy Chế biến súc sản được Mitraco đầu tư xây dựng theo dây chuyền công nghệ hiện đại tiêu chuẩn Châu Âu về VSATTP. Nhà máy đi vào hoạt động giúp giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững. Ảnh: Hoài Nam

Thời gian gần đây, lượng tiêu thụ thực phẩm gia súc trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng nên các cơ sở giết mổ gia súc tập trung khó đáp ứng được nhu cầu. Tại cơ sở giết mổ gia súc phường Tân Giang, sau khi tiếp nhận mổ 10 con bò và 60 con lợn thì chủ lò buộc phải “đóng cửa” vì quá tải. Không vào được lò giết mổ tập trung, các hộ có nhu cầu giết mổ gia súc phải đến những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khác, dẫn đến việc kiểm soát giết mổ trở nên lỏng lẻo. Qua kiểm tra một số hộ giết mổ trên địa bàn xã Thạch Tân (Thạch Hà), đoàn kiểm tra phát hiện nhiều gia súc đã bị xẻ thịt nhưng không có dấu kiểm dịch. Nguyên do, các hộ hoạt động giết mổ tại đây quá đông nên cán bộ thú y không thể kiểm soát nổi... Các hộ giết mổ, kinh doanh thịt GSGC ở các chợ phản ánh: tại những vùng giết mổ từ 2–3h sáng hoặc ở địa bàn rộng, các hộ giết mổ phân tán, cán bộ làm công tác kiểm soát giết mổ phải đi lại nhiều để đóng dấu nên không đảm bảo quy trình kiểm tra trước, sau khi giết mổ và điều kiện vệ sinh thú y.

Bên cạnh đó, vẫn còn xẩy ra tình trạng cán bộ kiểm soát giết mổ vi phạm trong việc thu lệ phí của các hộ đưa thịt GSGC ra chợ kinh doanh như thu không đủ số tiền lệ phí so với mức quy định hoặc vượt quá mệnh giá biên lai phát cho hộ giết mổ. Tại chợ Sơn (thị trấn Hương Khê) xẩy ra trường hợp cán bộ kiểm soát giết mổ thu lệ phí 10.000 đồng của 1 hộ sau khi giết mổ 1 con bê nhưng lại phát biên lai chỉ có 7.000 đồng, trong khi đó, mức thu lệ phí theo quy định là 14.000 đồng... Ngoài ra, một vài hộ kinh doanh thịt lợn, thịt bò tại chợ Cầu Phủ (TP Hà Tĩnh) và chợ Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên) không có dấu kiểm soát giết mổ... Nhiều hộ bán thịt lợn tại chợ Phúc Lộc (Can Lộc) không vào chợ mà tràn ra ngoài đường, ngoài cổng để bán...

Thiếu lò mổ tập trung

Việc xây lò mổ GSGC tập trung tại các địa phương trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết để hạn chế việc giết mổ nhỏ lẻ, tự phát, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y. Bởi vậy, tỉnh và ngành NN&PTNT có kế hoạch cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện. Theo thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh ngày 11/4/2014, từ ngày 1/7, mỗi huyện, thành phố, thị xã có ít nhất 1 cơ sở giết mổ tập trung vào hoạt động và chấm dứt giết mổ tại gia kể từ ngày 15/7/2014. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, nhìn chung, các địa phương triển khai còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu trên.

Quản lý giết mổ gia súc, gia cầm: Còn nhiều bất cập!
Việc xây lò mổ GSGC tập trung tại các địa phương trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết để hạn chế việc giết mổ nhỏ lẻ, tự phát, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.

Huyện Kỳ Anh hiện đã quy hoạch 4 cơ sở giết mổ tập trung tại thị trấn, các xã: Kỳ Bắc, Kỳ Đồng và Kỳ Lâm với diện tích 2,8 ha. Song cho đến thời điểm này mới chỉ có 2 cơ sở ở thị trấn và xã Kỳ Đồng có chủ đầu tư. Tại thị trấn, người dân không đồng ý về địa điểm nên chưa thể triển khai thi công; còn tại xã Kỳ Đồng thì đang xây dựng đề án đầu tư...

Tương tự, huyện Thạch Hà có kế hoạch xây dựng mới 7 cơ sở giết mổ tập trung tại 7 xã và nâng cấp cơ sở giết mổ cũ tại xã Thạch Tân. Trong đó, 6/7 xã đã bố trí được đất nhưng lại chưa họp dân lấy ý kiến và 1 xã chưa bố trí được địa điểm. Mặc dù 5/7 xã đã có chủ đầu tư và cơ sở giết mổ tập trung cũ nhưng do triển khai chậm, chỉ đạo thiếu quyết liệt nên hiện Thạch Hà vẫn chưa có cơ sở nào đi vào hoạt động.

Theo ông Phạm Thanh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Thú y, đến thời điểm này chưa có cơ sở giết mổ GSGC mới được đưa vào hoạt động ngoài 2 cơ sở tập trung tại TP Hà Tĩnh và TX Hồng Lĩnh. Do chưa xây dựng được cơ sở giết mổ tập trung nên các địa phương vẫn phải thực hiện giết mổ tại gia. Vì vậy, công tác kiểm soát giết mổ rất khó tuân thủ theo quy trình và không đảm bảo ATVSTP. Ngoài các địa phương chủ động xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ tập trung thì vẫn còn một số huyện như: Lộc Hà, Vũ Quang, Thạch Hà và Hương Khê chưa ban hành chính sách hỗ trợ.

Hữu Trung
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: giết mổ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 142

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 139


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 954909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72637618