16:31 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý thịt heo theo chuỗi: Phải làm!

Thứ ba - 22/08/2017 18:49
Bức tranh ngành chăn nuôi heo từ màu hồng giai đoạn 2014 - nửa đầu 2016 đã chuyển thành xám xịt từ nửa cuối năm 2016 đến nay, thậm chí rơi vào khủng hoảng

 


Chuỗi chăn nuôi heo còn rời rạc từ khâu sản xuất đến thị trường, sản xuất chăn nuôi tự phát còn nhiều nên lợi nhuận chưa được chia đều, tập trung ở một số khâu thu mua và trung chuyển. Do đó, cần xây dựng và hình thành chuỗi mới khắc phục những tồn tại hiện tại trong ngành chăn nuôi heo tại Việt Nam. Đó là nội dung chính được các chuyên gia, cán bộ quản lý ngành chăn nuôi, thú y thảo luận sôi nổi tại hội thảo "Đổi mới quản lý chuỗi sản xuất thịt heo theo định hướng quốc tế", do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kinh tế Hà Lan tổ chức ngày 22-8 tại TP HCM.

Quản lý thịt heo theo chuỗi: Phải làm! - Ảnh 1.

Kiểm soát chất lượng ngành chăn nuôi, sản xuất thịt heo cần được ưu tiên hàng đầu Ảnh: Hoàng Triều

Theo Cục Chăn nuôi, bức tranh ngành chăn nuôi heo từ màu hồng giai đoạn 2014 - nửa đầu 2016 đã chuyển thành xám xịt từ nửa cuối năm 2016 đến nay.

Những thời điểm khó khăn nhất, giá thịt heo rớt xuống mức kỷ lục, dưới 20.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi này rơi vào khủng hoảng. Cả xã hội phải chung tay "giải cứu heo", tuy nhiên, bài học rút ra là không thể điều tiết cung cầu bằng mệnh lệnh hành chính hay vận động tiêu dùng. Cũng qua cuộc khủng hoảng giá heo đã bộc lộ nhiều vấn đề từ công tác dự báo, cảnh báo cung cầu của ngành chăn nuôi không sát thực tế đến việc thiếu hụt một cách nghiêm trọng cơ sở chế biến, cấp đông thịt heo. Đây là hậu quả của việc phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu là Trung Quốc...

Nguyên nhân sâu xa của những vấn đề này là thiếu quy hoạch và thể chế tổng thể; thiếu định hướng thị trường, thiếu tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, thiếu đầu tư chế biến và xây dựng thương hiệu.

Thừa nhận thực tế khâu tổ chức liên kết sản xuất ngành theo chuỗi còn yếu, phụ thuộc nhiều vào khâu trung gian và khó kiểm soát, chưa truy xuất được nguồn gốc; đa số các hộ, trang trại chăn nuôi chưa chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, con giống để giảm giá thành sản phẩm, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi kiêm Giám đốc Dự án Nâng cao giá trị chuỗi thịt heo Việt Nam theo định hướng quốc tế (VIP), cho rằng những mô hình sản xuất theo chuỗi của dự án VIP phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi heo theo hướng hiện đại, đặc biệt được kỳ vọng là công cụ hiệu quả góp phần giải quyết những tồn tại của ngành chăn nuôi, sản xuất thịt heo tại Việt Nam hiện nay. Theo ông Trọng, đổi mới hợp tác liên kết chuỗi giá trị cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTX triển khai liên kết chuỗi, đồng thời hỗ trợ xây dựng, phát triển khung thể chế mới về liên kết chuỗi giá trị hàng hóa cũng như các sản phẩm chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với mô hình hợp tác mới như Hiệp hội Sản xuất heo an toàn.

Đại diện Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) nhìn nhận vấn đề kiểm soát chất lượng ngành chăn nuôi, sản xuất thịt heo cần được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, cần xây dựng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt từ truy xuất nguồn gốc, giết mổ và sản phẩm sau giết mổ. Muốn được vậy, không chỉ cần những giải pháp khuyến khích, vận động mà phải có nhiều công cụ quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo một cách chặt chẽ dựa trên cơ sở pháp lý. 

30% thịt heo tại TP HCM sẽ được kiểm soát theo chuỗi

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 7-2017, cả nước có hơn 330 chuỗi sản xuất nông sản và 90 chuỗi sản phẩm chăn nuôi được cấp giấy xác nhận "Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn". Tại TP HCM, từ năm 2013 đến nay, thành phố đã triển khai mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ được kiểm soát an toàn thực phẩm từ trang trại, cơ sở giết mổ, cửa hàng tiêu thụ. UBND TP HCM cũng đã phê duyệt Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020. Trong đó, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ thịt heo (chuỗi thịt heo) với mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu cung cấp thịt heo an toàn được kiểm soát theo chuỗi bình quân khoảng 3.000 con/ngày, chiếm khoảng 30% nhu cầu của người dân thành phố. Song song đó, tổ chức cải thiện đàn heo giống, cung cấp nguồn heo giống thương phẩm cho các hộ, trang trại tham gia chuỗi liên kết trên địa bàn TP HCM cũng như các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Theo Thanh Nhân/ Báo nld.com.vn
 
 
  •  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 124


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 327016

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73373987