03:47 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quan trọng nhất vẫn là sản xuất chăn nuôi theo chuỗi

Thứ sáu - 29/07/2016 21:19
Hiện tại, mối liên kết ở các khâu chăn nuôi đang rời rạc nên bị động cho cả khâu sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là hướng sản xuất theo chuỗi.

 

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Việc không kiểm soát được sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc khiến ngành chăn nuôi đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vẫn khẳng định đây là thị trường quan trọng của ngành chăn nuôi trong thời gian tới.

Mới đây có hiện tượng tiểu thương Trung Quốc ồ ạt thu mua lợn mỡ sau đó lại ngưng mua khiến nhiều hộ nuôi bị đọng lại lượng lợn mỡ lớn không ai thu mua tiếp. Đây có phải là câu chuyện phổ biến của ngành chăn nuôi khi phụ thuộc thị trường Trung Quốc, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Trọng: Có thể nói như vậy. Thời gian qua, sản lượng lợn mỡ xuất khẩu sang Trung Quốc không thống kê được. Ở cửa khẩu Cao Bằng hoặc Lạng Sơn, có ngày xuất khẩu lên tới 50-60 xe; tại cửa khẩu Móng Cái có ngày xuất khẩu lên tới 30 xe. Trong khi đó, có ngày tại các cửa khẩu lại chỉ xuất khẩu một vài xe.

Xuất khẩu lợn mỡ sang Trung Quốc hoàn toàn theo lối tiểu ngạch nên rủi ro lớn đối với người chăn nuôi là bị đẩy vào tình trạng bị động khi nhu cầu giảm.

Thực tế, ở thời điểm sau tháng 3, tháng 4 vừa qua, do giá lợn tăng nên chăn nuôi lợn cũng gia tăng đột biến khoảng 20%. Đến nay, khi Trung Quốc siết chặt việc nhập khẩu, giá đã hạ xuống. Dự kiến, thời gian tới, thịt lợn dư nhiều và giá sẽ tiếp tục giảm.

Người dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng lợn lớn khoảng trên 1 tạ, nhiều mỡ. Vì thế, nếu thời gian tới, Trung Quốc dừng thu mua lợn mỡ sẽ dẫn đến tình trạng lợn mỡ trên 1 tạ khó tiêu thụ tại thị trường trong nước. Người chăn nuôi vào đàn trong lúc giá lợn cao, đồng nghĩa với việc giá con giống cao sẽ phải đối diện với rủi ro càng cao.

Cần nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa sản xuất nông sản nói chung, ngành chăn nuôi trong nước nói riêng hiện nay với thị trường Trung Quốc?

Ông Nguyễn Văn Trọng: Thực chất hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn thực hiện thị trường tự do theo kiểu tiểu ngạch chứ chưa có chính ngạch nên rủi ro trong giao thương xảy ra với hầu hết các mặt hàng nông sản khác chứ không riêng xuất khẩu lợn.

Tuy vậy, phải khẳng định, Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu, tiềm năng cho ngành chăn nuôi lợn. Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), song giá thành sản phẩm chăn nuôi còn cao, chưa đáp ứng được các vấn đề về an toàn thực phẩm… nên muốn xuất khẩu sang EU hay các nước khác khá khó khăn.

Trên thực tế, để có kế hoạch chủ động cho sản xuất thì xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải tiến hành chính ngạch. Tuy nhiên, muốn chính ngạch không thể đơn phương thực hiện mà phải có thỏa thuận giữa hai nước.

Hơn nữa, khi xuất khẩu hàng hóa chính ngạch, chất lượng sản phẩm cũng phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hoặc tiêu chuẩn vùng. Sản phẩm chăn nuôi nói riêng, nông sản nói chung của Việt Nam còn có hạn chế về an toàn thực phẩm nên muốn xuất khẩu chính ngạch không đơn giản.

Với thực tế khách quan này thì người sản xuất chăn nuôi trong nước cần tính toán như thế nào để tránh tái hiện vụ việc như thu mua lợn mỡ vừa qua?

Ông Nguyễn Văn Trọng: Trong câu chuyện thu mua lợn mỡ kể trên, phía Trung Quốc không chủ động mua mà chỉ mua khi nhu cầu thiếu, không có kế hoạch trước. Việc thu mua cũng hoàn toàn thông qua các thương lái Việt Nam và thương lái Trung Quốc.

Người chăn nuôi cần lưu ý, để tránh rủi ro không nên ồ ạt thay thế đàn ở thời điểm giá cao, ngược lại cũng không nên bỏ đàn tại thời điểm giá xuống. Khi đã xác định chăn nuôi là nghề thì phải bảo đảm sự ổn định, đều đặn mới đem lại lợi nhuận.

Về lâu dài, để phát triển ổn định, người chăn nuôi nên tiến hành chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành 8 tiêu chuẩn VietGAP mới cho trang trại và 2 VietGAP mới cho nông hộ.

Những tiêu chuẩn VietGAP này được xây dựng đơn giản hơn nhiều so với trước, giảm khoảng 30 chỉ tiêu nhưng vẫn bảo đảm an toàn và bảo đảm phù hợp với vùng. Bên cạnh đó, tăng cường giống vật nuôi bản địa có chất lượng cao để cạnh tranh được với thị trường quốc tế cũng là một hướng làm khả thi.

Quan trọng nhất theo tôi vẫn là hướng sản xuất theo chuỗi. Hiện tại mối liên kết ở các khâu đang rời rạc nên gây bị động cho cả người sản xuất và tiêu thụ. Nếu không có liên kết thì doanh nghiệp có đầu tư cũng không biết liên kết với ai. Chăn nuôi theo hợp tác xã sẽ giúp người nông dân có được một “chủ thể” lớn đúng vai trò làm đối tác với các doanh nghiệp lớn. Khi ấy đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi mới thoát khỏi cảnh bấp bênh.

Xin cảm ơn ông!

Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 280


Hôm nayHôm nay : 47317

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1304798

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74351769