05:34 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quy định 'trên trời' kìm hãm chăn nuôi

Thứ hai - 01/06/2015 03:29
Quy định nước thải chăn nuôi loại A gây lãng phí nguồn phân bón hữu cơ, khiến nông dân phải sử dụng phân bón vô cơ thay thế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Quy định 'trên trời' kìm hãm chăn nuôi

Quy định 'trên trời' kìm hãm chăn nuôi

* Vài ý kiến về ngành chăn nuôi Nước thải và chất thải chăn nuôi - Quy định lạ đời VN là quốc gia có thế mạnh XK nông sản như gạo, cao su, tiêu, điều, cà phê, thủy sản… Năm 2014, kim ngạch XK nông sản đạt hơn 30 tỷ USD, giúp giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hàng chục triệu nông dân và gián tiếp phát triển các ngành kinh tế phụ trợ. Thành quả là vậy, nhưng lại đang có những quy định không phù hợp đã đè bẹp, thậm chí đa dọa sự tồn tại của các DN chăn nuôi trong nước. Cụ thể, quy định của ngành TN- MT rằng, nước thải chăn nuôi bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn loại A (tiêu chuẩn này cao hơn Thái Lan 10 lần, hơn Malaysia 12 lần…), nghĩa là nước thải từ chuồng nuôi heo có thể dùng làm nước uống cho người. Thực tế ở các tỉnh Đông Nam bộ, quy định này đang kìm hãm sự phát triển của chăn nuôi trang trại quy mô lớn, trong khi đây là mô hình được Chính phủ khuyến khích phát triển. Trang trại của Cty CP Chăn nuôi heo Phú Sơn (Đồng Nai) nuôi 2.000 con heo, đầu tư hệ thống xử lý nước thải tốn kém hơn 5 tỷ đồng vẫn chưa ra được nước thải loại A, nói gì đến những người chăn nuôi nhỏ lẻ. Nhiều DN chăn nuôi ở các tỉnh Đông Nam bộ liên tục bị phạt, thậm chí có nguy cơ đóng cửa bất cứ lúc nào khi ngành TN-MT áp dụng Nghị định số 142/NĐCP/2013 xử phạt vi phạm về tài nguyên nước và Nghị định số 179/NĐCP/2013 xử phạt vi phạm về môi trường từ tháng 12/2013. Sẽ thật khó để tìm được gam màu sáng trong bức tranh chăn nuôi ở VN. “Bóng ma” dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, LMLM; hạn chế trong SXKD bởi việc chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu; môi trường ô nhiễm... không chỉ khiến các cấp quản lý đau đầu mà người chăn nuôi cũng lao đao. Chăn nuôi quy mô nhỏ vừa thiếu bền vững vừa là nguyên nhân dễ làm phát sinh, lây lan dịch bệnh. Chăn nuôi tập trung là hướng đi đúng đắn, tất yếu thì đang vướng các quy định "trên trời" là nước thải. Vì vậy, nông dân đành phải lách luật bằng cách chỉ làm trại heo quy mô 1.000 con trở lại thì mới tránh được quy định về nước thải loại A. Còn khi tăng quy mô, tăng đàn heo lên trên 1.000 con, bắt buộc các chủ trang trại phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chi phí không dưới 5 tỷ đồng, từ đó đẩy giá thành SX mỗi kg heo lên hàng chục ngàn đồng, trong lúc thịt SX trong nước đang phải vất vả cạnh tranh với thịt heo ngoại nhập tràn lan trên thị trường. Việc nhiều chủ trang trại ở Đông Nam bộ chỉ nuôi đến 1.000 con heo, rồi không dám tăng đàn dù họ có khả năng đầu tư, mở rộng quy mô SX là một xu hướng đi ngược lại phương thức chăn nuôi tập trung. Xin lưu ý rằng, với các nước thì quy mô chăn nuôi dưới 1.000 con là quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình không thể đầu tư cải tiến kỹ thuật, không thể áp dụng hệ thống máy móc chăn nuôi hiện đại, từ đó dẫn đến giá thành chăn nuôi cao. Quy định bất hợp lý này còn gây lãng phí nguồn phân bón hữu cơ, khiến nông dân phải sử dụng phân bón vô cơ thay thế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Chất thải trong chăn nuôi lâu nay vẫn được tận dụng bón cho cây trồng. Hiện nay nhu cầu sử dụng chất thải chăn nuôi nhiều đến nỗi mặt hàng này không đủ bán, trang trại chăn nuôi nhờ đó giảm được chi phí. Nếu xử lý nước thải đạt loại A, cả người chăn nuôi lẫn người trồng trọt đều thiệt hại. Thử hỏi liệu có ai mua nước thải từ chuồng heo đã qua xử lý đạt loại A về tưới cây? Hiện VN đang có tiêu chuẩn nước tưới cho cây tại sao chúng ta không áp dụng cho nước thải chăn nuôi kết hợp với phục vụ ngành trồng trọt, lợi cả đôi đường. Suy cho cùng chất thải, nước thải từ chăn nuôi không phải là chất độc vì nếu là chất độc thì đã làm vật nuôi chết trước rồi, không giống như nước và chất thải công nghiệp là hóa chất độc gây nguy hiểm cho môi trường, con người, vật nuôi cần kiểm soát chặt trước khi thải ra. Chúng tôi đề nghị xem xét áp dụng các mô hình chăn nuôi tiến bộ và hiện đại như Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Úc… đang làm. Đó là, khi đầu tư dự án chăn nuôi, các DN có 2 lựa chọn. Giả sử khi đầu tư trại heo 5.000 con thì DN phải đăng ký xử lý chất thải. Nước thải từ hoạt động chăn nuôi gom lại sẽ cho đi qua hệ thống biogas dùng tưới cho cây trồng mà không được phép xả ra sông suối. Còn nếu DN đăng ký thải nước thải ra môi trường phải tuân thủ các quy định về môi trường, nếu vi phạm DN sẽ bị phạt nặng và cho ngưng hoạt động. Các nước có nền chăn nuôi lớn trên thế giới và khu vực đang đi theo mô hình này để tận dụng tối đa ưu thế cho quốc gia mình, thì tại sao chúng ta không nghiên cứu áp dụng theo mà tự làm khó DN. Áp trần lợi nhuận cho DN TĂCN? Hiện TĂCN là mặt hàng bình ổn giá có sự kiểm soát của Chính phủ. Quy định là vậy nhưng lâu nay các cơ quan quản lý chưa kiểm soát được giá mặt hàng này.  VN tuy có nhiều DN SX TĂCN nhưng chiếm thị phần lớn chỉ tập trung vào vài DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như Cty C.P, Emivest, Japfa, Cargill, De Heus… Có hay không việc hình thành hệ thống liên kết khống chế giá TĂCN mà khi giá tăng thì tăng rất nhanh, nhưng khi giá giảm thì giảm nhỏ giọt và giảm giống nhau đến không ngờ. Giá bắp nhập hiện nay về tới cảng TP.HCM là 5.100 đ/kg, đậu nành 9.800 đ/kg mà thành phần bắp chiếm 60%, đậu nành 10% nên giá thành SX mỗi kg TĂCN chỉ xung quanh 7.000 đ/kg. Trong khi các DN bán ra thị trường 10.000 -11.000 đ/kg TĂCN, lợi nhuận tới 30%. Hiện người chăn nuôi muốn mua được giống phải mua kèm TĂCN với giá cao, thông qua đó các DN FDI đang biến nông dân VN thành vệ tinh tiêu thụ sản phẩm cho họ. Thời gian qua, các DN FDI liên tục xây dựng các NM mới, nâng công suất. Năm 2013 có Cty TĂCN của nước ngoài trả lương + thưởng cho nhân viên đến 26 tháng/năm, 2014 là 19 tháng/năm. “Miếng bánh” chăn nuôi trong nước thơm tho đang bị các DN FDI xâu xé, chia phần. Thay mặt Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ và các hộ chăn nuôi cả nước, chúng tôi đề nghị xem xét lại các cam kết của Chính phủ với DN FDI, khống chế trần lợi nhuận của DN TĂCN không quá 10% như Thái Lan đang làm. Hoặc chọn cách làm của Malaysia là không để các DN TĂCN của nước ngoài chiếm quá 50% khi đầu tư vào ngành này. Mô hình chăn nuôi bò thịt Úc: VN nên học gì?  Ai cũng thừa nhận thịt bò Úc ngon hơn thịt bò VN, trong khi giá bán bằng với giá thịt bò VN mặc dù giá nhân công Úc, chi phí vận chuyển bò về VN rất cao, tại sao? Lương công nhân tối thiểu tại Úc là 50.000 AUD/năm (rất cao so với VN) nhưng nuôi 1.000 con bò thịt chỉ cần 2 người. Các trang trại nuôi bò ở Úc thường chia ra thành 5 khu có hàng rào riêng từng khu. Đầu tiên 2 công nhân lùa bò bằng xe cơ giới vào khu 1 cho bò tự ăn cỏ. Sau khoảng 20 ngày bò ăn hết cỏ khu 1 các công nhân lại lùa toàn bộ bò sang khu 2, nơi cỏ đã đủ tiêu chuẩn cho bò ăn, rồi họ quay về khu 1 dùng máy cày xới đất khu 1 cho phân bò và nước tiểu trộn đều, chuẩn bị đất để bắt đầu tưới bằng hệ thống tự động gieo hạt giống cỏ cho cỏ khu 1 lên lại. Tương tự như thế cho khu 2,3,4,5 và khi bò ăn tới khu 5 thì cỏ khu 1 đã trưởng thành đủ tiêu chuẩn cho bò ăn lại chu kỳ từ đầu. Đó là mô hình khép kín, chăn nuôi hoàn toàn không dùng phân bón hóa học, không cần xử lý chất thải mà còn tận dụng chất thải từ bò để trồng cỏ không tốn chi phí xử lý môi trường, rất khoa học. Đó là lý do tại sao bò Úc có giá rẻ như thế. Ở VN nuôi bò thịt ở quy mô hộ gia đình cơ quan quản lý không kiểm tra. Ngược lại nuôi quy mô lớn hơn theo quy định phải làm đánh giá tác động môi trường và cam kết xây dựng hệ thống xử lý môi trường hiện đại, dẫn đến chi phí đầu tư rất cao. Tại sao các cơ quan quản lý liên quan không làm như Úc? Thịt ngoại đổ vào thị trường VN ngày càng nhiều. Đặc biệt thời gian qua, với việc Nga cấm NK thịt từ Mỹ, EU, khiến các nhà XK tiếp tục đổ thịt vào VN như một thị trường đầy tiềm năng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2014, nước ta NK 250.000 con trâu, bò sống chính ngạch. Đó là chưa kể lượng trâu, bò nhập tiểu ngạch qua biên giới 50.000 con. Bên cạnh đó, chúng ta còn NK thịt đông lạnh vơi 3.200 tấn thịt heo, 90.000 tấn thịt gia cầm, dê, cừu… Với ưu thế về chất lượng, giá cả, thịt ngoại mặc dù đang tăng giá nhưng vẫn thấp hơn giá thịt trong nước, còn thịt nội bị “đè bẹp” khiến người chăn nuôi trong nước khốn đốn. Điều này đang đe dọa sự tồn tại của ngành chăn nuôi VN.
 
 NongNghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213


Hôm nayHôm nay : 27901

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1228358

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72911067