20:05 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quyết nuôi con “ăn cơm đứng”, ông Tung thu lợi lớn

Thứ sáu - 27/04/2018 19:10
Câu chuyện làm nghề “ăn cơm đứng” - trồng dâu nuôi tằm của ông Nguyễn Văn Tung (xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đang khiến nhiều người dân cảm thấy tò mò vì chỉ sau 15 ngày, ổ rưỡi tằm (30m2) đã cho thu về gần 15 triệu đồng. Đặc biệt hơn, thức ăn của tằm chỉ là những lá cây dâu rất dễ trồng.

Ông Tung kể, quê gốc của ông ở Lâm Đồng, trước đây ở quê ông cũng đã trồng dâu nuôi tằm. Khi chuyển qua Gia Lai sinh sống, ông sản xuất cà phê và tiêu nhưng thu nhập thấp vì tiêu thì chết gần hết, cà  phê thì giảm giá.

“Lúc ấy tôi đã nghĩ đến trồng dâu nuôi tằm. Thấy ở Gia Lai chưa có ai trồng dâu nuôi tằm bao giờ nên ban đầu cũng sợ lắm nhưng rồi cũng đánh liều thử nghiệm. May mắn cũng có chút kinh nghiệm trồng dâu nuôi tằm từ trước nên dâu và tằm sinh trưởng và phát triển tốt vì thế thu nhập cũng ổn định hơn, lại không mất nhiều thời gian....” - ông Tung cho hay.

 quyet nuoi con “an com dung”, ong tung thu loi lon hinh anh 1

Sắp tới, ông Tung sẽ mở rộng diện tích vườn dâu để đáp ứng đủ lượng thức ăn cho những ổ tằm. Ảnh: T.H

Với hơn 2 sào đất đỏ, ông Tung đã mạnh dạn đầu tư giống, phân bón trồng cây dâu để làm thức ăn trước khi bắt tằm về nuôi. Hiện tại, ông đang nuôi 1 ổ rưỡi, khoảng nửa tháng sau là có thể xuất bán, thu về khoảng 14-15 triệu đồng. Đây là mô hình có thể cho thu nhập quanh năm, thậm chí thu nhập  “khủng” nếu kiên trì đầu tư thời gian và công sức. Vì 1 tháng có thể nuôi 2 lần, tằm chỉ ăn lá dâu để nhả kén nên cũng không tốn kém chi phí thức ăn.

Ông Tung chia sẻ: “Khi thực hiện mô hình trồng dâu nuôi tằm, điều cần phải lưu ý nhất là thuốc bệnh và phân bón. Phải sử dụng thuốc hữu cơ và phân chuồng để chăm sóc cây dâu, vì lá dâu là thức ăn của tằm mà tằm thì rất kỵ thuốc hóa học. Nếu có mùi thuốc dính trên lá hay trên người mình, khi cho ăn tằm sẽ chết hết. Thông thường 1 tháng sẽ nuôi được 2 đợt, sau 15 ngày tằm sẽ nhả kén và có thể xuất bán. Tháng này tôi lấy mỗi lần 1 ổ rưỡi, đến cuối tháng là thu được gần 30 triệu đồng rồi... Kén tằm đang độ hút hàng, bao nhiêu cũng bán hết”.

Ông Tung đang trồng giống dâu mới, lá to hơn và phát triển nhanh hơn, chỉ sau 4 tháng đã có lá làm thức ăn cho tằm nhả kén.

“Nghề trồng dâu nuôi tằm đầu tư không nhiều, đất trồng dâu không đòi hỏi dồi dào dinh dưỡng nên có thể chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm để tăng thêm thu nhập. Hiện tôi đang nuôi tằm bằng khay trượt, cách này sẽ hiệu quả vượt trội so với cách nuôi truyền thống. Không phải bê nong lên xuống, thời điểm tằm ăn rỗi cũng rất nhàn.  Nuôi tằm trên khay trượt còn tiết kiệm được nhiều diện tích, đảm bảo độ thông thoáng, tằm không bị bệnh, phát triển tốt” - ông Tung chia sẻ thêm.
                                                                                                                                                                             Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 194099

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60516056