|
Trước tình hình đó, từ tháng tư UBND xã Tân Trịnh đã có công văn gửi đến các cơ quan liên quan ở huyện Quang Bình để báo cáo, đồng thời cảnh báo "nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì nguy cơ vỡ bờ đập là rất cao, gây ảnh hưởng rất lớn tới tài sản nhà cửa, hoa màu của các hộ dân sinh sống gần bờ đập".
Sau khi xã có công văn kêu cứu, thay vì xác định nguyên nhân rò rỉ để xử lý tận gốc thì đơn vị thi công đã xử lý phần ngọn bằng cách xây bể thu nước từ vết rò rỉ trên mái đập rồi chia thành năm nhánh để người dân có thể đấu nối, dẫn nước về nhà phục vụ sinh hoạt".
Rõ ràng đây là giải pháp xử lý vội vàng. Bởi theo ông Trần Minh Hải, Giám đốc đơn vị thi công thì "cái này là do doanh nghiệp tự khắc phục", và trong quá trình xử lý cũng đã "báo cáo bằng mồm với đơn vị quản lý".
Do không được xử lý tận gốc nên việc cần đến đã đến. Chỉ thời gian ngắn sau đó, trên phần mái và chân của mái đập đã xuất hiện những vòi phun mới. Trong số này có vòi phun họng nước dài hơn 20cm, đường kính khoảng 7-10cm, đang gây hoang mang cho chính quyền, nhân dân sống phía hạ lưu.
Trước sự cố mới này, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang đã cầu cứu Viện Khoa học Thủy lợi, Bộ NN&PTNT. Theo đó, trong thời gian tới cán bộ của Viện Khoa học Thủy lợi sẽ thực địa, nghiên cứu để xác định nguyên nhân rò rỉ trước khi đưa ra phương án xử lý.
Được biết, công trình hồ chứa thủy lợi Nà Ray có sức chứa hơn 255 nghìn mét khối với diện tích mặt nước gần 4ha, kinh phí đầu tư trên 15 tỷ đồng. Công trình được xây dựng với mục đích cấp nước tưới và sinh hoạt cho hơn 250 hộ dân sống ở hạ lưu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn