14:24 EST Thứ ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sẵn sàng 10 nghìn tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu bám biển

Thứ hai - 02/06/2014 21:46
NDĐT - Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chính phủ đang gấp rút xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác biển, trong đó, ngành ngân hàng có thể dành tới 10 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng mới hoặc cải hoán tàu để nâng cao hiệu quả đánh bắt, đồng thời thực hiện bảo vệ chủ quyền đất nước trên biển Đông.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

Trao đổi bên hành lang Kỳ họp QH đang diễn ra, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, trong dự thảo chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác biển, đánh bắt xa bờ đang được xây dựng, Thủ tướng Chính phủ cũng như Chính phủ có chủ trương dành nguồn vốn đủ lớn để giúp đỡ, hỗ trợ cho ngư dân đóng mới và cải hoán các tàu cá hiện có để bảo đảm công suất cao hơn, độ chắc chắn, an toàn của tàu lớn hơn để bảo đảm đánh bắt xa bờ vừa nâng cao năng suất đánh bắt, vừa thực hiện quyền chủ quyền của đất nước trên Biển Đông. Để thực hiện chủ trương này, NHNN cùng với các ngân hàng thương mại có thể dành nguồn vốn cỡ khoảng 10 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân.

Theo người đứng đầu NHNN, dự kiến, lãi suất cho vay đến ngư dân từ phía ngân hàng là 5%. Chính phủ sẽ hỗ trợ thêm 2%, lãi suất, ngư dân phải trả 3% lãi suất số vốn vay. Ngoài ra, khuyến khích chính quyền địa phương các cấp, căn cứ điều kiện và nguồn ngân sách của mình, có thể hỗ trợ ngư dân thêm từ 1-3% lãi suất còn lại, tạo điều kiện tốt nhất cho ngư dân. Thời hạn cho vay dự kiến tiến hành trong khoảng từ 10- 15 năm. Với thời hạn dài như vậy bảo đảm ngư dân có đủ thời gian để khai thác hải sản và hoàn trả các khoản vay.

Việc cho ngư dân vay vốn đóng tàu cá đi biển chứa đựng rủi ro rất cao. Để các ngân hàng có thể yên tâm rót vốn cho ngư dân và ngư dân có thể yên tâm vay vốn đóng tàu đi biển, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, tất cả những con tàu đóng mới vay vốn từ dự án này sẽ được đóng bảo hiểm và Chính phủ sẽ hỗ trợ ngư dân 70% chi phí bảo hiểm. Đặc biệt, đối với trường hợp tàu cá của ngư dân bị đâm chìm cũng được coi như một tai nạn bất khả kháng trên biển và cũng sẽ được bảo hiểm đền bù. Trong trường hợp này, bảo hiểm là một chính sách rất quan trọng giúp cho ngân hàng và ngư dân có thêm cơ sở để xử lý những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Bình luận về chính sách tín dụng cho ngư đóng tàu bám biển này, chuyên gia tài chính Cao Sỹ Kiêm cho rằng, đây là chủ trương đúng đắn, chiến lược giải quyết cả bài toán phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia. Nếu triển khai tốt, dự án có tính khả thi cao và có ý nghĩa lớn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Việc đóng tàu vỏ sắt, công suất cao cần nguồn tiền lớn, tự thân nhiều ngư dân không thể có, với các chính sách tín dụng hiện tại, cả ngân hàng và ngư dân đều không dám cho vay và không dám vay để đóng tàu. Vì vậy, Nhà nước ban hành chính sách tín dụng cho ngư dân đóng tàu là giải pháp quan trọng.

Ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng, để chính sách này thực sự hiệu quả, cần phải có sự tham gia và chia sẻ rủi ro của Nhà nước, ngân hàng, cơ quan bảo hiểm và chủ tàu. Chính sách bảo hiểm sẽ chi trả trong trường hợp tàu cá của ngư dân gặp rủi ro, bão biển hoặc bị đâm chìm, bảo toàn nguồn vốn cho ngân hàng và tạo sự yên tâm cho ngư dân. Với nguồn vốn vay lớn mà các chủ tàu đều không có tài sản thế chấp, nên cho phép sử dụng ngay con tàu là tài sản thế chấp. Khi gói tín dụng cũng như các chính sách ưu tiên hỗ trợ ngư dân được triển khai, các cấp các ngành cần vào cuộc quyết liệt để bảo đảm chính sách ưu tiên đến đúng các đối tượng có nhu cầu, góp phần xây dựng đội tàu cá hiện đại của ngư dân nước ta.

Hiện Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giao Bộ NN và PTNT chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách ưu tiên hỗ trợ ngư dân bám biển. Dự thảo ban đầu của Nghị định này đã được thảo luận tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ mới đây. Chính phủ đã có kết luận yêu cầu đẩy nhanh việc soạn thảo nghị định này để có khuôn khổ pháp lý thống nhất triển khai trong toàn quốc một cách hiệu quả. Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, nguồn tiền cho gói tín dụng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đã sẵn sàng và có thể giải ngân bất cứ khi nào khi có đầy đủ cơ sở pháp lý của Chính phủ.

TRÚC SƠN
theo nhandan
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 292

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 46999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 233386

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70460701