18:42 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sắc mới trên quê hương cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử

Thứ ba - 04/09/2018 04:24
Về xã Ba Đình (Nga Sơn - Thanh Hóa) những ngày tháng Tám lịch sử, chứng kiến sự đổi thay kỳ diệu, ai nấy đều tự hào về một vùng địa linh nhân kiệt của dân tộc, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX.
tr7d.JPG
Giao thông ở Ba Đình hôm nay.

Ba Đình năm xưa...

Địa danh Ba Đình thuộc xã Ba Đình, có xuất xứ tên gọi từ đình Mỹ Khê (ngôi đình chung của cả 3 làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh), còn gọi là Tam Đình - làng quê truyền thống, văn hóa lâu đời như bao làng quê Bắc Bộ.

Ba Đình đã đi vào lịch sử khi trở thành căn cứ chống Pháp của phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX. Nơi đây có địa thế hiểm yếu, bảo vệ cửa ngõ yết hầu của miền Trung, để tấn công giặc ngay tại đồng bằng. Bên cạnh là con sông Hoạt và sông Chính Đại, xung quanh Ba Đình có lũy tre xanh um tùm, như một bức trường thành thiên nhiên che chắn, thuận lợi cho việc phòng thủ. Căn cứ được xây dựng bởi hệ thống thành lũy đắp bằng đất kiên cố bao quanh.

Theo sử sách, cuộc khởi nghĩa Ba Đình với cuộc chiến đấu quyết liệt từ 18/12/1886 đến tháng 2/1/1887 khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ. Chỉ huy căn cứ là Phạm Bành và Đinh Công Tráng, nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt 34 ngày đêm, đẩy lui nhiều đợt tấn công của giặc. Cuối cùng, để chấm dứt cuộc vây hãm của Pháp, nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao thuộc miền Tây Thanh Hoá, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã. Sau khi chiếm được căn cứ, giặc Pháp đã cho phun dầu thiêu trụi các luỹ tre, triệt hạ và xoá tên ba làng trên bản đồ hành chính thời ấy.

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã trở thành niềm tự hào, nguồn cổ vũ, động viên lớn lao đối với các thế hệ người dân Nga Sơn, người dân Thanh Hóa nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đi qua hai cuộc vệ quốc vĩ đại cũng như phát triển kinh tế trong thời đại mới.

Địa danh của cuộc khởi nghĩa này còn có vinh dự khi được chọn để đặt tên cho Quảng trường Ba Đình - trái tim của Thủ đô Hà Nội, nơi cách đây 73 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Di tích lịch sử khu căn cứ địa khởi nghĩa Ba Đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1992.

... và hôm nay

Ba Đình nay có nhiều đổi thay, sự chia cắt năm xưa không còn nữa, giao thông  được kết nối với nhiều nơi, theo nhiều hướng,... Phát huy truyền thống địa phương anh hùng, đồng thời quyết tâm thay đổi diện mạo quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ba Đình đang thi đua chung tay xây dựng nông thôn mới (XDNTM), phấn đấu đưa xã nhà cán đích trong năm 2018.

Ba Đình đã đạt 16 tiêu chí NTM, 3 ba tiêu chí còn lại cũng sắp hoàn thành; đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, giao thông nông thôn được bê tông hóa 100%; tinh thần đoàn kết xóm làng được phát  huy mạnh mẽ, ngày càng bền chặt; hàng năm, địa phương có khoảng gần 40 con em đỗ vào các trường đại học,...

Sớm quy hoạch khu di tích Ba Đình

Ông Hoàng Trung Thông, Bí thư Đảng bộ xã, bộc bạch: Hiện nay, khu tích về cuộc khởi nghĩa Ba Đình chưa được quy hoạch rõ ràng, khiến nhiều việc của địa phương cũng bị ảnh hưởng và đình trệ. Để quy hoạch của địa phương không bị xáo trộn và tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, Nhà nước nên sớm quy hoạch và đầu tư cho khu di tích cấp quốc gia này. Qua đó, tạo nơi để truyền dạy cho các thế hệ sau về truyền thống đấu tranh của dân tộc và hun đúc thêm lòng yêu nước, tình yêu quê hương đối với thế hệ trẻ; đồng thời tạo cú hích để Ba Đình có điều kiện phát triển kinh tế, nhất là kinh tế du lịch và mở rộng giao thương,...

Đề xuất của ông Thông là  thiết thực, rất mong các cơ quan chức năng sớm quan tâm tới khu di tích để sự oai hùng của dân tộc ngày càng được phát huy.

Theo kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 289


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1341911

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74388882