04:18 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sáng kiến nuôi heo thời giá thấp

Thứ sáu - 05/04/2013 04:18
Giá heo hơi ở Đông Nam bộ đã giảm mạnh và đứng ở mức khá thấp suốt từ sau Tết Quý Tỵ đến nay. Hàng loạt trang trại, hộ nuôi heo đã lâm vào tình cảnh thua lỗ nặng nề.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trang trại đang sống khỏe hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do đã chủ động thực hiện những biện pháp giảm mạnh giá thành.

Không lỗ nhờ cám trộn

Vùng Gia Tân, Gia Kiệm thuộc huyện Thống Nhất, là một khu vực trọng điểm về chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai. Từ sau Tết Quý Tỵ đến nay, giá heo hơi liên tục giảm mạnh và đứng ở mức thấp, đã ảnh hưởng khá nhiều tới người chăn nuôi ở đây. Nhiều hộ, trang trại đã phải giảm mạnh quy mô đàn heo. Nhưng nhìn chung, các hộ chăn nuôi ở khu vực này vẫn đang gắng giữ lấy nghề trong bối cảnh không biết đến khi nào giá heo hơi mới có thể tăng lên tới mức có thể sống được là từ 40.000-41.000 đ/kg trở lên.

“Giá hơi hiện nay khoảng 36.500 đến 37.000 đ/kg”, đó là thông tin mà tôi thu nhận được từ anh Nguyễn Xuân Hòa ở ấp Dốc Mơ 3 (xã Gia Tân 1, Thống Nhất, Đồng Nai). Như vậy, suốt mấy tuần qua giá heo hơi vẫn chưa nhúc nhích lên được chút nào, tức là vẫn ở mức dưới giá thành của đa số trang trại heo hiện nay ở Đồng Nai. Thế nhưng khi trò truyện với Hòa ngay bên cạnh trại heo của anh, tôi chưa thấy ở người nông dân trẻ này một chút nào của sự lo lắng, chán nản như đã gặp ở những ông chủ trại đang than vãn vì lỗ lã. Hòa bảo, với cách cho ăn của tôi, thì nếu không bị hao hụt do dịch bệnh, vẫn có thể cầm cự được với giá heo hơi quá thấp hiện tại. Cách của Hòa là trộn cám công nghiệp với các loại nguyên liệu thức ăn mà Hòa mua từ các đại lý trong vùng. Theo đó, khi con heo còn nhỏ, Hòa cho ăn toàn bằng cám công nghiệp loại tốt. Đến khi heo từ 25 kg trở đi, Hòa bắt đầu trộn bắp vào cám công nghiệp.


Nhiều hộ nuôi heo ở huyện Thống Nhất vẫn có lời hoặc cầm cự được nhờ giảm mạnh giá thành chăn nuôi

Loại cám này, Hòa mua với giá khoảng 11.000 đ/kg. Khi trộn với bắp, giá thành mỗi kg thức ăn đã giảm xuống chỉ còn 8.800 đ/kg. Khi heo từ 60 kg trở lên, ngoài bắp, Hòa trộn thêm một số chất khác, nhưng giá thành cám cũng chỉ tăng lên thành 9.000 đ/kg. Nhờ vậy, so với những hộ vẫn đang cho ăn hoàn toàn bằng cám viên, Hòa đã làm giảm giá thành mỗi con heo của mình tới 400.000-500.000 đ/con. Hòa nói: “Tôi đang phải mua chịu tiền cám của đại lý, bị tính lãi nên mới chỉ giảm giá thành được 400.000-500.000 đ/con. Còn nếu có sẵn vốn, mua cám trả tiền ngay chắc chắn giá thành còn giảm thêm nữa. Nhưng dù sao, với mức giảm giá thành này, mình vẫn còn cầm cự được, vẫn chưa bị lỗ. Còn những hộ cho ăn toàn bằng cám công nghiệp thì đang bị lỗ nặng từ 500.000-600.000 đ/con”.

Cũng nhờ chủ động trộn thêm bắp vào cám công nghiệp nên ông Nguyễn Viết Chiến, nông dân ấp Đức Long (xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất), cũng đang chưa bị lỗ. Ông Chiến cho biết, từ khi heo vào giai đoạn 50 kg trở lên, ông bắt đầu cho chúng ăn cám trộn. Ông mua bắp hạt với giá 7.100 đ/kg về xay nhỏ rồi trộn với cám công nghiệp theo công thức bắp 65%, cám 35%. Nhờ đó, giá thành cám còn 9.000 đ/kg (giá loại cám công nghiệp mà ông Chiến mua là 10.400 đ/kg). Tính ra, nhờ ăn cám trộn, mỗi kg heo hơi ở trại của ông Chiến có giá thành khoảng 37.000 đồng. So với giá heo hơi hiện tại thì đang hòa vốn.

Liên kết giúp giảm mạnh giá thành

So với những hộ trên, thì những hộ đã tham gia vào chương trình liên kết “3 bên” (gồm nhà chăn nuôi, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi và ngân hàng), còn có mức giá thành nuôi heo thấp hơn nhiều. Chương trình “3 bên” này là sự hợp tác giữa Agribank Đồng Nai với Cty TNHH Thanh Bình và những hộ chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất. Khi tham gia chương trình này, nông dân được Cty Thanh Bình cung cấp thức ăn chăn nuôi tới tận trại với giá bán ở nhà máy (có giảm thêm 5%). Agribank sẽ cung cấp vốn vay với lãi suất thấp nhất cho các hộ nông dân tham gia chương trình theo nhu cầu vốn thực tế của từng giai đoạn nuôi.

Về điều này, anh Phong, chủ trang trại Phạm Thị Nhật (ấp Dốc Mơ 3, Gia Tân 1), lý giải: “Trước đây, khi được ngân hàng cấp hạn mức vay vốn là 300 triệu đồng cho một lứa heo, thì ngay từ đầu, tôi đã được ngân hàng giải ngân toàn bộ số tiền này. Trong khi đó, ở tháng nuôi đầu tiên, tôi mới chỉ cần khoảng 50 triệu đồng để mua thức ăn. Nhưng vì ngân hàng đã giải ngân toàn bộ 300 triệu đồng, thành ra tôi vẫn phải đóng lãi vay cho cả chỗ tiền 250 triệu đồng mà mình chưa dùng đến. Còn khi tham gia chương trình 3 bên, dù vẫn được Agribank cấp hạn mức vay 300 triệu đồng, nhưng ngân hàng sẽ giải ngân từ từ theo nhu cầu nuôi heo từng tháng. Nếu tháng đầu tiên, tôi mua thức ăn của Cty Thanh Bình hết 50 triệu đồng, thì tôi đem hóa đơn đó đến Agribank, và ngân hàng sẽ chuyển trả 50 triệu đồng cho Cty Thanh Bình.

Do đó, tháng đầu tiên tôi chỉ phải trả lãi vay của 50 triệu đồng. Tháng sau cộng thêm 50 triệu tiền thức ăn nữa, thì mới chỉ phải trả lãi vay của 100 triệu đồng. Kiểu cho vay này giúp tôi giảm được khá nhiều chi phí, bởi ngay tháng đầu tiên nếu phải trả toàn bộ lãi vay của cả 300 triệu đồng, thì mất tới hơn 4 triệu đồng. Còn nếu chỉ phải trả lãi vay của 50 triệu đồng chỉ mất hơn 1 triệu đồng. Riêng cái khoản 5% giá thức ăn mà Cty Thanh Bình đã giảm cho tôi, cũng đã dư sức để trả lãi vay ngân hàng trong tháng đầu tiên, thậm chí còn đủ để trả 1 công lao động với mức lương 3 triệu đ/tháng, trả tiền điện nước”.

Nhờ những lợi ích lớn như trên khi tham gia chương trình “3 bên” mà anh Phong có được giá thành chăn nuôi heo khá thấp. Một con heo từ khi tách mẹ đến lúc xuất chuồng tiêu tốn chỉ hết 2,298 triệu đồng thức ăn. Cộng giá heo giống (600 ngàn đ/con), tiền thuốc men (200 ngàn đ/con), khấu hao chuồng trại (30 ngàn đ/con), tiền điện nước (10 ngàn đ/con) và tỷ lệ thất thoát 5% (32 ngàn đ/con), thì giá thành của mỗi con heo trong trại của anh Phong chỉ có 3,17 triệu đồng. Với giá heo đang ở mức rất thấp là 36.500-37.000 đ/kg như hiện nay, anh Phong vẫn đang thu lời khá từ nghề chăn nuôi heo.

Theo anh Sỹ, nhân viên kinh doanh của Cty TNHH Thanh Bình, chương trình “3 bên” đã được thí điểm từ 1 năm nay, và hiện mới chỉ làm ở huyện Thống Nhất. Đã có khoảng 50 hộ nông dân tham gia chương trình này, và họ đã được Agribank cho vay khoảng 10 tỷ đồng. Hầu hết các hộ tham gia chương trình “3 bên” đều vẫn đang cầm cự và có lãi trong bối cảnh giá heo hơi xuống quá thấp như hiện nay, bởi họ đều giảm mạnh được giá thành chăn nuôi. “3 bên” là chương trình mà cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng và nông dân đều có lợi. Doanh nghiệp thì có thêm khách hàng, tăng được doanh số bán thức ăn chăn nuôi, ngân hàng có thêm được nhiều khách hàng vay vốn và nông dân thì giảm mạnh được giá thành chăn nuôi. Vì thế, trong thời gian tới, chương trình này sẽ được mở rộng sang các huyện khác ở tỉnh Đồng Nai.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187


Hôm nayHôm nay : 24377

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1224834

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72907543