Điều này nói thì dễ nhưng để thực hiện được… rất khó! Về vấn đề này, đồng chí M ở đảng bộ T đã kể cho tôi nghe câu chuyện giữa đồng chí D - Bí thư Đảng uỷ và đồng chí N - đảng viên.
Một lần sau buổi họp cơ quan, đồng chí D mời đồng chí N về phòng của mình. Sau chén nước trà thân mật, đồng chí D nói:
- Hơn một năm từ khi cậu được đề bạt chức Trưởng phòng, dư luận anh em đều tán thành vì trình độ và năng lực của cậu. Tuy nhiên, mình hỏi thật nhé, cậu hay “quát” anh em phải không? Tại sao lại như vậy, trước đây cậu vốn tính hiền lành cơ mà.
Nghe thủ trưởng nói vậy, đồng chí N đỏ bừng mặt, im lặng. Một lúc sau mới biện hộ:
- Những người hiền lành thường hay “cục” anh ạ, vả lại em nói có gì sai đâu !
Thấy đồng chí N thanh minh, suy nghĩ một lúc rồi đồng chí D tâm tình:
- Đúng rồi, người “ lãnh đạo” đôi khi cũng cần phải có cái “uy”, song không phải ra vẻ ta đây, “ra oai” mà nạt nộ anh em khi có sai sót, khuyết điểm. Cái chính là phải có “tâm” cậu ạ. Ở đời, mỗi người một tính, trình độ nhận thức lại khác nhau và không thể tránh khỏi có lúc mắc lỗi, nhưng đừng vì thế mà quá khắt khe và đánh giá thấp anh em. Các cụ đã từng dạy “mưa dầm thấm lâu”. Công tác giáo dục cũng phải có phương pháp. Người ta sinh ra đều có tính phục thiện, nếu góp ý có lý, có tình thì mọi người vừa phục lại vừa nhanh chóng sửa chữa; chứ việc gì cứ phải “đao to, búa lớn”, quan trọng hoá đôi khi anh em dễ hiểu lầm, xa lánh…
Nghe đồng chí D tâm sự, đồng chí N cảm thấy thấm thía, tự mình rút ra bài học ứng xử qua cách phê bình nhẹ nhàng, dễ tiếp thu của người Bí thư Đảng uỷ, thật là “tâm phục, khẩu phục”.
THÀNH TRUNG
Nguồn: baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn