09:34 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sơn La: Đầu tư đúng hướng, hộ nghèo Mộc Châu vươn lên khấm khá

Thứ tư - 27/11/2019 08:19
Nhờ được Nhà nước hỗ trợ vốn, khuyến khích chuyển đổi một số diện tích đất ruộngtrồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi mà nhiều gia đình ở huyện Mộc Châu, Sơn La đã thoát nghèo, thậm chí nhiều gia đình còn trở thành hộ khá giả, hộ giàu tại địa phương.

Giúp người nghèo được tập huấn, vay vốn ưu đãi

Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La được thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai thổ nhưỡng màu mỡ rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và du lịch. Dù vậy, Mộc Châu vẫn còn nhiều hộ nghèo cần giúp đỡ, nhất là các hộ ở vùng sâu, xa, biên giới.

 son la: dau tu dung huong, ho ngheo moc chau vuon len kham kha hinh anh 1

Chị Nguyễn Thị May (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu) đang chăm sóc vườn rau cải bắp. Ảnh: Hà Hoàng

Chị Nguyễn Thị May, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang)cho biết: “Trước đây gia đình tôi hoàn cảnh rất khó khăn, thu nhập bấp bênh, bố mẹ già yếu hay ốm đau bệnh tật nên gánh nặng đặt lên vai của 2 vợ chồng. May mắn là tôi có mấy sào ruộngnên không phải lo tiền mua gạo. Tuy nhiên, cảnh chi tiêu trong gia đình thường xuyên thiếu thốn, mỗi khi vào vụ sản xuất hay đến năm học của bọn trẻ, lại phải chạy vay mượn khắp nơi. Nhờ có Hội nông dân huyện Mộc Châu mở lớp tập huấn, giới thiệu các mô hình phát triển kinh tế, trong đó có mô hình trồng rau cải bắp, nên tôi mới có cơ hội phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo”.

Chị May cho biết: “Bắp cải phù hợp với khí hậu địa phương nên phát triển rất tốt. Cứ đến vụ thu hoạch rau, các thương lái và các hợp tác xã trên địa bàn huyện đến tận vườn tự cắt và đóng gói. Hiện rau cải bắp tôi bán tại vườn giá 9.000 đồng/kg, một năm trồng 2 vụ, mỗi vụ lãi 60 triệu đồng, tổng 1 năm lãi 160 triệu đồng. Tôi dự định sẽ nuôi thêm đàn lợn để tăng thu nhập cho gia đình”.

Không chỉ vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ kinh tế khá giả nhất bản Tự Nhiên, chị May còn tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa xã hội, hướng dẫn các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong trồng rau cải bắp vươn lên làm giàu tại địa phương.

Trong khi đó, chị Lò Thị Lá, người dân tộc Thái, trú tại Tiểu khu Chiềng Đi, Thị trấn Nông trường Mộc Châu cũng rất hoàn cảnh. Năm nay dù đã ngoài 50 tuổi nhưng chị vẫn không biết chữ. Sinh ra trong gia đình đông con, hoàn cảnh khó khăn nên từ nhỏ chị đã không được đi học. Không có nghề nghiệp ổn định, cuộc sống túng thiếu thường xuyên nên hơn nửa đời người đã qua, chị vẫn không tích cóp được chút vốn liếng nào.

Triển khai công tác giảm nghèo bền vững tại các bản, tiểu khu theo tinh thần Kết luận của Ban thường vụ Huyện ủy Mộc Châu, Ngân hàng chính sách xã hội huyện phối hợp với tiểu khu đã tiếp cận, tìm hiểu và hỗ trợ chị lập hồ sơ vay 20 triệu đồng. Có vốn, chị mua 2 con bò về nuôi, nay cả 2 con đều đã có chửa. Chị Lá cho biết, có nằm mơ cũng không nghĩ mình có tài sản lớn như vậy.

Phân hộ nghèo làm 6 nhóm để đầu tư hiệu quả

Được biết, với phương châm “Không bỏ sót ai và ai cũng có cơ hội”, Ban Thường vụ Huyện ủy Mộc Châu đã ban hành Kết luận số 321 ngày 6/6/2016 về tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020; ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo huyện do Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban.

Năm 2016, huyện đã tổ chức làm việc với trên 3.900 hộ nghèo, xác định nguyên nhân nghèo của từng hộ; phân loại thành 6 nhóm nghèo, bao gồm: Không có đất sản xuất; không biết cách làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng; có nhu cầu vay vốn, nhưng chưa biết cách tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức tín dụng; có lao động nhưng không có việc làm; có đất, có lao động nhưng không biết cách làm ăn; khó có khả năng thoát nghèo.

Trên cơ sở xác định rõ nguyên nhân và phân diện hộ nghèo, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện công tác giảm nghèo; có giải pháp cụ thể cho từng nhóm nghèo…

Đơn cử như gia đình anh Mùi Văn Thành, người Mường, ở bản Xồm Lồm, xã Phiêng Luông thuộc nhóm thứ ba (nhóm hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để sản xuất). Năm 2016, gia đình anh Thành được hỗ trợ vay 50 triệu đồng để phát triển trồng cây su su với diện tích 6.000 m2. Đến nay, diện tích su su của nhà anh Thành đã được mở rộng lên tới 3 ha. Thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 300 triệu đồng. Từ một hộ nghèo, đến nay gia đình anh Thành đã trở thành hộ khá trên địa bàn.

Anh Thành chia sẻ: Những năm trước, dù có đất canh tác nhưng do thiếu vốn sản xuất nên gia đình mình chỉ biết trồng ngô, dong riềng, mỗi năm cho thu nhập từ 15-20 triệu đồng, cuộc sống rất khó khăn. Từ khi được các cấp chính quyền tạo điều kiện cho vay vốn, trang bị kiến thức để làm trồng cây su su, cuộc sống gia đình mình đã thay đổi rất nhiều, vợ chồng mình đã mua được một cái xe tải nhỏ để chở hàng và một xe con”,  anh Thành phấn khởi khoe.  

Anh Hà Văn Lương, Trưởng bản Xồm Lồm, xã Phiêng Luông cho biết, cách đây 4 năm, bản có 114 hộ thì có tới 49 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo, kinh tế rất khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là việc phân diện đối tượng nghèo đã đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng hộ nghèo, từ đó có hướng thoát nghèo nhanh, bền vững.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, huyện Mộc Châu đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân về công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt là tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện Mộc Châu, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, phấn đấu từ nay đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng từ 4-5%.

“Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”

Theo Hà Hoàng - Thiên Ngân/danviet.vn

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 220


Hôm nayHôm nay : 45439

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 865677

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71092992