00:29 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sử dụng kháng sinh, chất tạo nạc trong chăn nuôi sẽ gây hậu quả khó lường

Thứ sáu - 31/03/2017 03:15
Hiện nay, việc sử dụng chất tạo nạc, kháng sinh trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng khiến người tiêu dùng cảm thấy hoang mang trong việc đảm bảo chất lượng các bữa ăn gia đình.

Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Nhiều năm trở lại đây, nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đã trở nên ngày càng kháng thuốc kháng sinh. Các kháng sinh “thế hệ một” gần như không được lựa chọn trong nhiều trường hợp. Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực mà bằng chứng mới đây nhất là sự lây lan của chủng vi khuẩn kháng carbapenem (ndm-1) ở một số quốc gia châu Âu và châu Á. Hiệu lực của kháng sinh nên được xem như một loại hàng hóa đặc biệt, cần được bảo vệ và quý trọng, không nên lãng phí vào các trường hợp không cần thiết.

Trong khi đó, tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đã ở mức độ cao và xu hướng gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh cũng thể hiện rõ rệt. Những năm gần đây, các chủng Streptococcus pneumoniae là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp kháng penicillin (71,4%) và kháng erythromycin (92,1%) có tỷ lệ phổ biến cao nhất trong số 11 nước trong mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc châu Á (ANSORP) năm 2000-2001.

Thịt heo
Người tiêu dùng đang truy xuất nguồn gốc thịt heo bằng smartphone. Ảnh: Đức Hùng

Do tỷ lệ kháng kháng sinh cao, nhiều liệu pháp kháng sinh được khuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều trị đã không còn hiệu lực. Có thể nói rằng, càng lạm dụng kháng sinh, các chủng vi khuẩn kháng thuốc càng có cơ hội phát triển và lây lan.

Được biết, các loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng bệnh và điều trị như: Chăn nuôi heo và gia cầm thường được bổ sung kháng sinh như tetracycline và tylosin; Nuôi trồng thủy sản, tôm, cua và cá thường có nồng độ dư lượng kháng sinh nhóm quinolones và sulfonamides (quinolones qua nhiều quá trình làm tăng đột biến gen, gây sẩy thai; sulfonamides gây phát ban, tinh thể niệu, tan huyết ở người mẫn cảm, và khó chịu ở dạ dày ruột là những tác dụng phụ được biết đến nhiều nhất) gấp vài lần so với các quốc gia khác. Và hầu hết các trường hợp phát hiện dư lượng của các kháng sinh được phép sử dụng và cũng nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp dư lượng kháng sinh vượt quá giới hạn. Bên cạnh đó, một nghiên cứu giám sát mới đây cũng đã cho thấy, thực phẩm, bao gồm thịt và cá, phát hiện nhiễm Salmonella đa kháng kháng sinh. Campylobacter phân lập từ gà thịt cũng có mức kháng cao: 90% kháng với nalidixic acid, 89% với tetracycline và 82% với ciprofloxacin.

Hậu quả khó lường của chất tạo nạc

Nửa cuối năm 2016, thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên tục phát hiện các trường hợp liên quan đến việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi gia súc mà điển hình là việc phát hiện 8 mẫu dương tính với Salbutamol ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ của 3 tỉnh Bình Dương, Hưng Yên, Bình Định hay vụ việc Công ty TNHH MTV Công nghệ Đổi Mới nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi Maxsure và Synergrow có chứa Systeamine với hàm lượng đậm đặc 3% bị xử phạt số tiền lên đến 197 triệu đồng đã khiến cho dư luận trong cả nước cảm thấy hoang mang.

 

Theo các chuyên gia thú y, chất Systeamine, Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine là loại chất tạo nạc kích thích sinh trưởng và tạo nạc đối với vật nuôi. Trong đó, Systeamine là loại chất tạo nạc đã bị Liên minh châu Âu cấm sử dụng trong chăn nuôi từ trước đó.

Tại Việt Nam, các loại chất tạo nạc trong chăn nuôi được sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu là Salbutamol, Cysteamine. Và kể từ khi chất tạo nạc Salbutamol bị các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thì Cysteamine là trở nên thịnh hành.

Các hộ chăn nuôi thường trộn các loại chất kích thích này vào thức ăn gia súc từ 1-2 tháng trước khi xuất chuồng nhằm tăng chất lượng nạc cũng như khối lượng gia súc.

Khi sử dụng loại thịt heo này, người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp tồn dư gây nên các triệu chứng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, phù nề, liệt cơ, tăng huyết áp, rối loạn hệ thống hormon của cơ thể, gây nhiễm độc gan, đột biến, nguy cơ sẩy thai đối với phụ nữ mang thai, ung thư…

Trước thực trạng này, các chuyên gia thú y cho rằng, cần phải có kế hoạch ngăn chặn sự lưu thông của các loại chất tạo nạc này, đồng thời cần đưa chất Cysteamine vào danh mục cấm sử dụng và có chế tài xử lý mạnh mẽ đới với các trường hợp sử dụng, lạm dụng trong chăn nuôi. Có như vậy, người dân mới yên tâm trong việc lựa chọn thực phẩm trong mỗi bữa ăn gia đình.

 TS. Nguyễn Đức Lộc, Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam
Nguồn  nguoitieudung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 15798

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1259402

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72942111