12:28 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu ngành nuôi lợn: Quan tâm sinh kế cho hộ chăn nuôi nhỏ

Thứ hai - 13/01/2020 17:29
Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (ảnh) cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề cho các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vì vậy cần phải đặc biệt quan tâm đến sinh kế của những đối tượng này.

tai co cau nganh nuoi lon: quan tam sinh ke cho ho chan nuoi nho hinh anh 1

Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi đã làm ngành chăn nuôi nước ta thiệt hại nặng nề. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về công tác chống dịch và việc tái đàn lợn sau dịch hiện nay ra sao để đảm bảo bình ổn thị trường thịt lợn?

- Năm 2019 có một điểm không may là dịch tả lợn châu Phi tràn vào nước ta, đây là biểu hiện của biến đổi khí hậu, của thời tiết cực đoan. Trong một thời gian rất ngắn, chỉ hơn một năm mà bệnh phát sinh trên 33 quốc gia. Chưa bao giờ có loại dịch bệnh nào phát sinh nhanh đến thế.

 tai co cau nganh nuoi lon: quan tam sinh ke cho ho chan nuoi nho hinh anh 2

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tình hình tái đàn lợn ở Bắc Giang. Ảnh: P.V

"Riêng về nuôi lợn, hiện nay đã xong đề án chiến lược phát triển chăn nuôi từ năm nay đến 2030. Trong đó sẽ tính đến cơ cấu nhóm thực phẩm cho phù hợp với nền kinh tế và cơ cấu dân số hiện nay, không thể nào cứ ăn mãi 70% thịt lợn mãi được”. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Ở Trung Quốc - nước gần chúng ta nhất đang gặp khủng hoảng vì dịch bệnh này. Ở Việt Nam, dịch bắt đầu xuất hiện và bùng phát từ 1/2/2019.

Qua quá trình ứng phó dịch bệnh này, chúng ta rút được ra rất nhiều bài học. Bài học đầu tiên là vấn đề an ninh lương thực hiểu theo nghĩa rộng hơn là luôn phải chăm lo, coi đó là nhiệm vụ số một trong sản xuất nông nghiệp. Đến giờ phút này phải khẳng định tuy tổng đàn lợn phải tiêu hủy khối lượng chỉ chiếm 9% sản lượng thịt, nhưng tác hại rất lớn. Năm nay chúng ta mất khoảng 340.000 tấn thịt lợn, xấp xỉ 6 triệu con phải tiêu hủy.

Song, điều xót xa nhất là thiệt hại này lại rơi vào phần lớn bà con nông dân, những người chăn nuôi nhỏ lẻ, yếu thế. Những cơ sở sản xuất lớn họ có đà để lấy lại được.

Điều đáng mừng là, cho đến giờ phút này, bệnh dịch tả lợn đã xuống đến đáy. Thời điểm cao nhất là tháng 5 - 6/2019, đỉnh điểm trong tháng 5 tiêu hủy tới 1,270 triệu con lợn, nhưng đến tháng 11 chỉ còn 40.000 con lợn tiêu hủy, giảm được khoảng 97%. Có 80% số xã bệnh này không quay lại; 3 tỉnh có 100% số xã không có dịch quay trở lại.

Về vấn đề tái đàn, tháng 10/2019, khi dịch bệnh giảm chúng ta đã có chủ trương tập trung tái đàn. Cơ sở để tái đàn là chúng ta đã giữ được lực lượng hạt nhân bao gồm 109.000 con lợn cụ kỵ, ông bà. Nếu không với dịch bệnh như hiện nay, không giữ được đàn lợn cụ kỵ thì phải mất mấy năm mới khôi phục lại được. Ngoài ra, còn giữ được 2,7 triệu lợn nái.

Thứ 3, cả những ngành dịch vụ trong hệ sinh thái ngành chăn nuôi vẫn giữ được nguyên. Các tổ hợp chăn nuôi lớn, nhất là 17 doanh nghiệp chăn nuôi lớn hiện nay vẫn giữ nguyên, chỉ bị tổn thương một số rất nhỏ.

Thứ 4, qua 11 tháng, chúng ta đã rút được ra nhiều bài học kinh nghiệm từ cơ quan chỉ đạo cho đến người dân thế nào là chăn nuôi an toàn sinh học. Làm an toàn sinh học triệt để thì bệnh dịch này dù rằng chưa có vaccine vẫn giữ được đàn lợn an toàn.

Kể từ tháng 10 đến nay rất nhiều tỉnh thông báo tái đàn thành công. Như vừa rồi chúng tôi đi thực tế Bắc Giang, có những trang trại kỳ này xuất ra 300 tấn thịt cho thị trường mùa tết. Hưng Yên, Đồng Nai cũng đang tái đàn rất tốt.

Với 17 doanh nghiệp lớn, theo tiến độ hiện nay thì khoảng tháng 2 - 3/2020 sẽ trở lại trạng thái bình thường như thời điểm trước khi có dịch, thậm chí có đơn vị cơ cấu đàn còn cao hơn. Song chúng ta phải quán triệt thật chặt vấn đề an toàn sinh học.

Nói như thế để thấy rằng những tiến triển, công việc tái đàn của chúng ta rất bài bản, đẩy mạnh song vẫn thận trọng.

Như Bộ trưởng đã nói, các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là đối tượng bị thiệt hại nhiều nhất trong đợt dịch này, vậy Bộ NNPTNT có giải pháp gì để giúp người dân khôi phục sản xuất hiệu quả, thưa Bộ trưởng?

- Đúng là điều cần đưa ra bàn là việc tái đàn của những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, những hộ này không đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học được tốt như những cơ sở lớn. Chúng tôi khuyến nghị với các địa phương là phải tìm sinh kế mới cho những đối tượng này. Dù khó nhưng vẫn phải làm. Có thể hướng họ chuyển đổi sang chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, chuyển sang cây trồng khác.

Đây là việc làm rất khó khăn nhưng vẫn phải làm, không để tình trạng các hộ nhỏ lẻ này thấy giá lợn tăng cao lại đi tái đàn rồi lại rủi ro lần thứ hai. Nhưng ngược lại không vì quá chú ý đến an toàn tuyệt đối mà lại không nghĩ đến sinh kế mới cho người dân. Nếu đảm bảo an toàn sinh học, phải tạo điều kiện cho người dân tái sản xuất.

Trước tình hình giá thịt lợn đang tăng rất cao trong thời gian gần đây, nhiều người lo ngại sẽ thiếu nguồn cung thịt lợn cho dịp tết. Ý kiến của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?

- Rất mừng là ngay từ đầu năm chúng ta có chủ trương đẩy mạnh nhóm sản phẩm khác như gia cầm, gia súc, thủy sản… Tổng sản lượng thực phẩm cuối năm do đó không thiếu, thậm chí đáp ứng đủ vấn đề xuất khẩu.

Nhưng đúng là chúng ta thâm hụt ở cơ cấu thịt lợn, rõ ràng thiếu. Chúng ta phải làm các giải pháp: Đầu tiên là thúc đẩy cơ cấu sản xuất để đảm bảo đáp ứng nguồn cung cho thị trường. Tổ chức tốt thương mại để không có buôn bán tự phát qua biên giới, không gây thiếu hụt nguồn cung, đồng thời cũng hạn chế rủi ro lây bệnh.

Đáng mừng là, sau khi Bộ NNPTNT kêu gọi, các doanh nghiệp lớn đã hạ giá heo hơi. Đó là nỗ lực lớn của doanh nghiệp nhằm bình ổn thị trường. Theo tôi, giữ giá ở một mức hợp lý thì mới kích thích sản xuất phát triển bền vững được, chứ cao quá thì người tiêu dùng quay lưng không ăn nữa vì họ có rất nhiều lựa chọn.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

http://danviet.vn/nha-nong/tai-co-cau-nganh-nuoi-lon-quan-tam-sinh-ke-cho-ho-chan-nuoi-nho-1047396.html

Theo Anh Thơ/danviet.vn






 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177


Hôm nayHôm nay : 61576

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1679684

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63761906