19:20 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái phân bổ đất lâm trường: Cần có sự tham gia đầy đủ và thật sự của người dân

Chủ nhật - 12/03/2017 06:12
Từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành nông - lâm nghiệp (NLN) cũng như đảm bảo an ninh quốc gia nhưng trong quá trình chuyển đổi, do sự yếu kém về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường đã khiến các công ty NLN hoạt động kém hiệu quả, có nhiều đơn vị thua lỗ. Trong khi đó, người dân sống ở khu vực gần rừng do các công ty NLN quản lý lại đang thiếu đất sản xuất.
 

“Kẻ ăn không hết, người lần không ra”

Đó là thực tế của các công ty NLN và người dân trong việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp hiện nay. Có thể thấy, rừng và đất lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của các cộng đồng dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tình trạng người dân thiếu đất ở và đất sản xuất xảy ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Đơn cử như ở Sơn La, theo thống kê, có 13.534 hộ thiếu đất sản xuất và đất ở; con số này ở Yên Bái là 9.799 hộ; Thái Nguyên 10.265 hộ,…

Nghịch lý là, trong khi người dân sở tại đang thiếu đất sản xuất, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo thì các công ty NLN lại quản lý quá nhiều đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Ví dụ như tại xã Minh Sơn (Hữu Lũng - Lạng Sơn), nơi định cư của nhiều đồng bào Dao, Nùng, ở đây bình quân mỗi hộ chỉ có 0,18ha đất ruộng, đất rừng mới giao 0,12ha/hộ, diện tích rừng còn lại đều thuộc quyền quản lý của Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc.

Tương tự, trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), đất lâm nghiệp tập trung ở hai xã Trường Sơn và Trường Xuân (chiếm 81,4% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện), trong đó các lâm trường quản lý tới 91,5% diện tích đất lâm nghiệp, tương đương 91.464ha, còn người dân địa phương chỉ được giao quản lý khoảng 5.400ha (chiếm 5,4% diện tích đất lâm nghiệp). Thực tế, hai xã Trường Sơn, Trường Xuân có hơn 50% dân số là người Vân Kiều, điều kiện đất sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, đặc biệt ruộng nước rất ít, có những bản không có, cuộc sống của người dân phụ thuộc vào rừng nên gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Đặc biệt, tại xã Trường Sơn có 5 bản giáp khu vực biên giới, hàng năm phải nhận trợ cấp của Nhà nước. Bà Hồ Thị Con, cán bộ mặt trận của xã Trường Sơn cho biết, bà con rất muốn có đất lâm nghiệp để mở rộng diện tích nhưng công ty lâm nghiệp chỉ giao nơi xa khu dân cư, xa đường đi lại nên không mấy ai mặn mà; còn nơi gần cộng đồng dân cư, thuận tiện về đường giao thông, vẫn do các công ty lâm nghiệp quản lý.

Từ thực tế tại địa phương, theo PGS.TS. Nguyễn Danh, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Gia Lai, có thể trên báo cáo, việc giao đất giao rừng đạt các mục tiêu đề ra nhưng trên thực tế, tranh chấp đất đai giữa người dân với các công ty NLN vẫn là mâu thuẫn khó giải. Đơn cử như tại Công ty Lâm công nghiệp Kông Chiêng (Gia Lai), theo số liệu báo cáo của công ty, trong thời gian qua, đã có 12 vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa công ty và người dân địa phương. “Sở dĩ tình trạng tranh chấp, lấn chiếm kéo dài là do việc quy hoạch, rà soát đất đai của công ty NLN chưa triệt để, nhiều diện tích đất rừng nằm trong khu vực dân cư, thuộc khu vực dễ xảy ra lấn chiếm. Mặc dù chính quyền và người dân địa phương đề nghị công ty giao lại các diện tích đất trên nhưng vẫn chưa được giải quyết. Quy trình quy hoạch, xây dựng đề án chủ yếu do các công ty thực hiện và được UBND tỉnh phê duyệt nhưng thiếu sự tham gia, góp ý của cộng đồng”, ông Danh nói.

Sắp xếp NLT: Bình mới rượu cũ

Trước sự yếu kém của các công ty NLN, các chính sách gần đây về cải cách doanh nghiệp lâm nghiệp (Nghị quyết số 30/NQ-TW ngày 12/3/2014 và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty NLN) đã nêu bật việc phải ưu tiên rà soát, thu hồi, chuyển giao và phân bổ đất rừng đang được sử dụng không hiệu quả cho chính quyền địa phương, ưu tiên phân bổ đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số đang không có đất hoặc thiếu đất sản xuất trong khu vực. Đây sẽ là nguồn đất quan trọng để phân bổ cho các hộ gia đình nghèo và giúp họ cải thiện sinh kế.

Tuy nhiên, theo TS.Nguyễn Anh Phong, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn), việc giao đất rừng cho chính quyền địa phương còn chậm. Sau khi chuyển đổi, tổng diện tích của công ty NLN giảm 1.868 nghìn hecta nhưng chỉ có 415.000ha đất rừng được chuyển giao cho chính quyền địa phương và chủ yếu trên giấy tờ. Công ty NLN và chính quyền địa phương áp dụng các tiêu chí đánh giá lên đất hoang hóa, đất của lâm trường giải thể hoặc các khu đất mà các công ty NLN không có đủ nguồn lực để quản lý và bảo vệ để giao; còn các tiêu chí khác như đất phân tán và có diện tích nhỏ, gần khu dân cư, đất sử dụng không hiệu quả,... lại ít được chú ý tới.

Theo thống kê, đến tháng 5/2016, việc triển khai thực hiện Nghị định 118 trên cả nước mới dừng lại ở việc lập, thẩm định và phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp đổi mới các công ty NLN. Hiện, cả nước mới có 49 tỉnh, thành phố, bộ ngành thực hiện việc sắp xếp, đổi mới cho 254 công ty NLN.

Kết quả là, phần lớn đất chuyển giao từ công ty NLN cho địa phương chưa được giao lại cho các hộ gia đình và cộng đồng. Ở một số vùng, đất rừng được các công ty NLN bàn giao cho chính quyền địa phương không phù hợp với điều kiện và tập quán sản xuất của người dân địa phương hoặc khó tiếp cận. Do đất được chuyển giao đơn thuần trên giấy tờ mà không tiến hành đo đạc và cắm mốc phân giới trên thực địa nên trường hợp vừa thuộc sở hữu của công ty NLN, vừa thuộc chủ sở hữu khác diễn ra khá thường xuyên. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn tại các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có tập quán quản lý rừng theo cộng đồng.

Quá trình rà soát và giao đất rừng không có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, đặc biệt là người dân địa phương, là những người đang rất bức xúc về vấn đề quản lý đất rừng tại địa phương. Mặc khác, các bên liên quan trong quá trình rà soát đất rừng của các công ty NLN lại không nắm rõ đầy đủ các chính sách có liên quan, đặc biệt là chính quyền địa phương và cộng đồng. Hai lý do này dẫn đến rất nhiều bất đồng và mâu thuẫn xã hội trong việc thực hiện rà soát, phân định ranh giới đất và giao đất lâm nghiệp cho người dân địa phương.

Ông Trần Ngọc Bình, Vụ Kế hoạch tài chính (Tổng cục Lâm nghiệp) nêu một thực tế, nhiều công ty NLN khi chuyển đổi mô hình hoạt động còn lúng túng, giá trị doanh nghiệp nhìn chung thấp, thiết bị công nghệ lạc hậu; kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận không cao, khó thu hút các nhà đầu tư. Đất đai ở nhiều nơi bị tranh chấp, lấn chiếm, cấp trùng chưa được xử lý giải quyết dứt điểm; công tác đo đạc, cắm mốc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất, khai thác trái phép ở một số nơi vẫn diễn ra phức tạp.

Theo thống kê, đến tháng 5/2016, việc triển khai thực hiện Nghị định 118 trên cả nước mới dừng lại ở việc lập, thẩm định và phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp đổi mới các công ty NLN. Hiện, cả nước mới có 49 tỉnh, thành phố, bộ ngành thực hiện việc sắp xếp, đổi mới cho 254 công ty NLN.

Từ thực tế này, theo ông Phong, cần phải rà soát, quy chuẩn lại khung pháp lý cho việc thực hiện chính sách và đánh giá hoạt động giao đất lâm nghiệp, đặc biệt là đất của lâm trường, từ kinh nghiệm quốc tế để đưa ra một hệ thống giám sát cải tiến, sáng tạo. Một khuôn khổ chính sách mới với một hệ thống giám sát và đánh giá thường xuyên có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan sẽ giúp Quốc hội và các cơ quan chính phủ quản lý đất lâm nghiệp chủ động hơn và hiệu quả hơn; giúp người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số có quyền tiếp cận tới tài nguyên đất một cách minh bạch và công bằng, từ đó cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo và quản lý bền vững đất rừng.

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình giao đất giao rừng ở Đắk Nông, ông Nguyễn Vinh Quang, Tổ chức Forest Trend và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu cho rằng, cần thiết phải xây dựng tiêu chí, hạn điền và quy trình giao đất giao rừng có sự tham gia đầy đủ và thật sự của các bên liên quan. Khi giao đất giao rừng nên có tiêu chí về ưu tiên cho người dân tộc thiểu số tại chỗ, người nghèo, đồng thời ngăn chặn và giải quyết dứt điểm tình trạng người dân xâm canh xâm cư, phá rừng lấy đất canh tác, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tranh chấp đất đai thông qua việc tăng cường sự tham gia, phối hợp của các bên liên quan trong thực thi và giám sát thực thi pháp luật lâm nghiệp tại địa phương. Hỗ trợ người dân kết nối với nhau và với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất quy mô lớn, tạo chuỗi giá trị hiệu quả cao và tiếp cận thị trường tiêu thụ lâm sản tốt hơn.

Còn theo ông Trần Ngọc Bình, trong thời gian tới, cần giải quyết dứt điểm vấn đề đất đai để ổn định và phát triển trong mối quan hệ giữa Nhà nước, công ty và người dân, giữa quy hoạch ổn định lâu dài với nhu cầu của người dân trong phát triển sản xuất.

Cần phải rà soát, quy chuẩn lại khung pháp lý cho việc thực hiện chính sách và đánh giá hoạt động giao đất lâm nghiệp, đặc biệt là đất của lâm trường, từ kinh nghiệm quốc tế để đưa ra một hệ thống giám sát cải tiến, sáng tạo. Một khuôn khổ chính sách mới với một hệ thống giám sát và đánh giá thường xuyên có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan sẽ giúp Quốc hội và các cơ quan chính phủ quản lý đất lâm nghiệp chủ động hơn và hiệu quả hơn; giúp người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số có quyền tiếp cận tới tài nguyên đất một cách minh bạch và công bằng, từ đó cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo và quản lý bền vững đất rừng.

TS.Nguyễn Anh Phong, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn)

Anh Thơ/kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 33069

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 114642

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73161613