04:19 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tại sao lúa gạo VN vẫn chưa hóa thân?

Chủ nhật - 11/11/2012 22:19
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2012 này VN sẽ bán được 7,7 triệu tấn gạo, trở thành năm có sản lượng XK gạo cao nhất trong 20 năm qua và tạm thời chiếm vị trí số 1 thế giới của Thái Lan. Kết quả này đã dấy lên trăn trở của nhiều người từ nhiều góc độ khác nhau.

 

GÓC NHÌN NHÀ KINH TẾ

Kết quả xuất khẩu gạo trên đã khẳng định thành công của Việt Nam về nông nghiệp trên tất cả các mặt, không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn mang lại nguồn thu nhập lớn cho hàng triệu hộ nông dân trồng lúa.

Mặc dù so sánh với Thái Lan là vô cùng khập khiễng, vì lúa Thái đều là giống dài ngày và ở đẳng cấp cao hơn, tuy nhiên các con số sau đây sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về thành quả: Thái Lan có 9,6 triệu ha đất trồng lúa, cho sản lượng 22 triệu T gạo/năm. Nếu lấy giá xuất khẩu bình quân là 540 USD/T thì toàn bộ gạo của Thái Lan có giá trị 11,880 tỷ USD, bình quân mỗi ha trồng lúa của Thái cho giá trị 1.237 USD/năm.

Việt Nam có 3,9 triệu ha lúa, cho sản lượng 21 triệu T gạo/năm, bình quân giá bán của Việt Nam là 445 USD/T có tổng giá trị là 9,345 tỷ USD, bình quân mỗi ha cho 2.396 USD/năm. Nếu lấy tỷ lệ lợi nhuận của Thái Lan là 60% thì mỗi ha có 742 USD lợi nhuận. Tỷ lệ lợi nhuận của Việt Nam là 45%, mỗi ha trồng lúa cho lợi nhuận 1.078 USD/năm.

Như vậy xét cả trên 2 khía cạnh là giá trị và lãi ròng thì nghề trồng lúa của Việt Nam mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với Thái Lan.

Đấy là tính bình quân trên cả nước, còn nếu chỉ tính riêng ĐBSCL thì mức chênh lệch trên càng lớn. ĐBSCL có 550.000 ha làm 3 vụ/năm cho sản lượng bình quân 8,5 T gạo/ha, có giá trị 3.782 USD, đạt lợi nhuận 1.702 USD/năm. Hơn 1 triệu ha làm lúa 2 vụ cho sản lượng 5,66 T gạo/ha/năm, có giá trị 2.518 USD, đạt lợi nhuận 1.133 USD/ha/năm.

Indonesia cũng là nước có nghề trồng lúa nước truyền thống nhưng năng suất bình quân của họ mới chỉ 4,8 T/ha/vụ, thấp hơn Việt Nam đến 0,9 T/ha.

GÓC NHÌN NGƯỜI TRỒNG LÚA

Tuy có tiếng hiệu quả cao nhưng thực tế người trồng lúa lại không có miếng. ĐBSCL, vựa lúa lớn nhất của cả nước và cũng là nơi có bình quân đất trồng lúa lớn nhất nhưng cũng chỉ có 0,11 ha/người, và 1,1 ha/hộ trồng lúa (con số này chỉ bằng 1/5 bình quân của vùng Đông Bắc Thái Lan).

Nếu ở vùng đất trồng lúa 2 vụ thì bình quân thu nhập (lãi ròng) của mỗi hộ chỉ vào khoảng 1.250 USD/năm, bình quân mỗi hộ có 5 người, như vậy họ chỉ có mức thu nhập 250 USD/người/năm, mới đạt 415.000 đ/tháng. Nếu ở vùng lúa 3 vụ thì họ cũng chỉ mức thu nhập 600.000 đ/người/tháng. Với mức thu nhập trên thì chỉ đắp đổi qua ngày nói chi đến tích lũy, đầu tư cho tương lai.

Sở dĩ có tình trạng có tiếng mà không có miếng vì bình quân ruộng đất của Việt Nam quá thấp. ĐBSCL chỉ có 1,8 triệu ha đất trồng lúa (trong đó có 200.000 ha đất ven biển chỉ trồng 1 vụ) mà có tới 17,3 triệu người và 1,46 triệu hộ trồng lúa.

GÓC NHÌN NGƯỜI QUẢN LÝ HỆ THỐNG CANH TÁC

Các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao là sự lựa chọn của cả thế giới cứu loài người khỏi nạn đói. ĐBSCL cũng vậy, năm 1930, diện tích trồng lúa của ĐBSCL mới 0,56 triệu ha, khi thế giới chưa biết đến gạo Khaowdakmali của Thái thì Hongkong đã phải tổ chức đấu giá từng lô gạo Bãi Xàu của Sóc Trăng. Cả đồng bằng lúc ấy chỉ mỗi giống lúa mùa có thời gian sinh trưởng dài ngày, năng suất thấp nhưng rất ngon cơm.

Năm 1973 – 1975, giống lúa IR 8 ngắn ngày, từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) có được diện tích 300.000 ha và liên tục phát triển mạnh mẽ. Mở rộng diện tích và tăng vụ là cứu cánh, năm 1975 diện tích gieo trồng ước đạt trên 1 triệu ha và nay đạt 1,8 triệu ha. Diện tích gieo trồng tăng nhanh hơn, từ 0,56 triệu ha (năm 1930) đã tăng lên 4 triệu ha như hiện nay.

Theo Cục Trồng trọt, từ năm 1989 tới nay, ĐBSCL đã gia tăng diện tích vụ đông xuân gấp 8 lần, hè thu tăng gấp 4,3 lần và vụ mùa giảm 3,4 lần. Cùng với các TBKT mới về giống, kỹ thuật canh tác, năng suất đã tăng từ 3,86 T/ha lên 5,67 T/ha và sản lượng từ 4,5 triệu T lúa (1976) đã tăng lên 23 triệu T như năm 2012 này.

Tăng vụ, đưa vòng quay của đất lên 2,5 đã giúp VN làm nên kỳ tích là chống được đói, lại có dư xuất khẩu nhưng theo đó là hệ lụy về môi trường suy thoái, hệ sinh thái trên lúa dưới cá giờ chẳng còn; việc đắp các bờ bao, bờ đê để bảo vệ lúa làm cho đất đai kém đi màu mỡ, tăng chi phí cho phân hóa học; vệ sinh đồng ruộng kém, thời vụ nhiều làm bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm, tăng sử dụng hóa chất (từ 80 triệu USD/năm lên 600 triệu USD - cả nước) làm cho sản xuất càng ngày càng lệ thuộc vào thuốc.

Nên chăng giảm bớt diện tích lúa thay bằng cây trồng khác? Câu hỏi này từng được thảo luận nhiều nơi và từng được làm thử nhưng chưa mang lại kết quả. Cây trồng có tính khả thi nhất phải kể đến đậu nành vì đậu nành có đầu ra lớn (mỗi năm VN phải nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD đậu nành dùng cho chăn nuôi), thời vụ ngắn, giá tốt, kỹ thuật canh tác không khó.

 

+ Sẽ là hoang đường nếu gạo VN cứ muốn “ngồi chung chiếu”, bán ngang giá với gạo Thái nhưng cũng đã có lúc American rice (liên doanh với TCty Lương thực miền Nam - Vinafood 2) làm được chuyện ấy, với giống IR 64 rặc, họ đã mua của nông dân và bán được giá cao hơn các doanh nghiệp VN 1,5 lần.

+ Nâng cao chất lượng và giá trị cho gạo VN, điều chỉnh phân khúc thị trường là con đường hẹp và dài, đòi hỏi sự kiên định của chính sách. Các thành tựu về giống, kỹ thuật canh tác, mô hình tổ chức sản xuất, hạ tầng giao thông thủy lợi, cơ giới hóa đồng ruộng đã đưa hạt gạo VN lên một tư thế mới nhưng vẫn chưa hội đủ điều kiện để “hạt ngọc Việt” hóa thân.

 

Tuy nhiên mục tiêu 150.000 ha đậu nành vẫn chỉ nằm mãi ở con số 8.000-9.000 ha. Bắp lai cũng là cây trồng trong tầm ngắm nhưng vẫn không đủ chia sẻ diện tích cho lúa. Bông vải, vừng, đay đều đã làm qua. Cây ăn quả, cũng không thể vượt quá con số 350.000 ha, rau cũng chỉ trong giới hạn. Loay hoay mãi rồi đi đến nhận xét – Đất nào cây nấy, trời đất sinh ra ĐBSCL chủ yếu là để trồng lúa.

VÀ GÓC NHÌN... NHÀ BÁO

Tăng thu nhập cho người trồng lúa, đảm bảo nghề trồng lúa bền vững bằng việc nâng cao chất lượng và giá trị là con đường duy nhất. Trong nhiều năm qua, đã có một số chính sách hướng đến: Giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo/năm; Thu mua lúa tạm trữ đảm bảo mức lãi tối thiểu 30% cho người trồng lúa; Phát triển 4 triệu T kho; Đưa lúa gạo thành nghề kinh doanh có điều kiện để giảm số doanh nghiệp được xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu việc hạ giá tranh bán.

Những chính sách trên đã phần nào phát huy tác dụng, làm cho giá cả ổn định hơn. Tuy nhiên do chính sách chỉ chuyên tập trung vào một phía “đầu vào” mà quên “đầu ra” nên tác dụng không lớn, chất lượng và giá trị gạo Việt nam cải thiện không đáng kể, giá bán gạo của VN phải chịu thấp hơn Thái Lan từ 50 – 80 USD/T và đang bị gạo Ấn Độ, Myanmar cạnh tranh quyết liệt.

Vì không thấy cơ hội kiếm thêm lợi nhuận (trong ngắn hạn) nên các doanh nghiệp đều không mặn mà với việc nâng cao giá trị và chất lượng. Bình thường đã vậy huống chi trong tình hình cung vượt cầu, gạo VN đang bị đe dọa xuống giá như hiện nay thì việc các doanh nghiệp lúa gạo đều khước việc xây dựng vùng nguyên liệu, tham gia “cánh đồng mẫu lớn”, ký hợp đồng bao tiêu… là đương nhiên.

Nên chăng có chính sách thưởng theo đầu tấn cho những hợp đồng có giá cao, khoản phụ trội này sẽ kích thích nâng cao chất lượng và sẽ được tự động phân phối lại cho chuỗi giá trị, thúc đẩy công nghệ sấy lúa, công nghệ yếu nhất hiện nay phát triển.

Quang Ngọc
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183


Hôm nayHôm nay : 32369

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 646320

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70873635