03:44 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng trưởng nông nghiệp giữ 2,9-3%: Tăng chăn nuôi, giảm trồng trọt

Thứ năm - 13/02/2020 06:38
Để giữ kế hoạch tăng trưởng năm 2020 khoảng 2,9-3% trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona (nCoV) ảnh hưởng mạnh đến sản xuất, thương mại nông sản, Bộ NNPTNT đang dự kiến phương án điều chỉnh tăng chăn nuôi, giảm trồng trọt và thủy sản.

Giá trị sản xuất giảm 0,1%

Theo thông tin đánh giá mới nhất từ Bộ NNPTNT, trong bối cảnh tác động của dịch bệnh viêm phổi do nCoV, dự kiến tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giảm khoảng 0,1%.

Bộ NNPTNT nhận định, với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh, những động thái của Chính phủ Trung Quốc về hạn chế giao dịch hàng hóa có tác động tiêu cực đến thương mại nông lâm thủy hai nước.

Đối với mặt hàng trái cây chủ lực, nhất là thanh long, dưa hấu, qua rà soát, đến hết rằm tháng Giêng, tại tỉnh Long An đã thu hoạch khoảng 21.600 tấn thanh long; đợt tiếp theo từ ngày 8-28/2 thu hoạch khoảng 54.000 tấn thanh long.

Đầu tháng 3/2020, tại tỉnh Tiền Giang thu hoạch khoảng 10.000 tấn, Bình Thuận khoảng 100.000 tấn... Hầu hết các sản phẩm trái cây nêu trên là xuất khẩu tươi, chưa qua chế biến.

 tang truong nong nghiep giu 2,9-3%: tang chan nuoi, giam trong trot hinh anh 1

 Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến (phải) kiểm tra tình hình phát triển đàn gia cầm ở Phú Thọ. (ảnh: K.L)

Tuy các địa phương đã chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nhưng do việc hạn chế giao dịch tại các cặp chợ biên giới trên địa bàn các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và do lịch nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc kéo dài nên tình trạng ùn tắc, dư cung diễn ra. 

Đối với các sản phẩm từ chăn nuôi xuất khẩu sang Trung Quốc (đặc biệt là sản phẩm sữa mới được phép xuất khẩu chính ngạch từ tháng 10/2019) bị đình trệ khi thông thương nội địa và quốc tế.

Đối với xuất khẩu thủy sản, quý I/2020, Trung Quốc đã thông báo tạm dừng nhập khẩu, dẫn đến việc xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn về thời điểm giao hàng; nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo tạm dừng việc giao hàng cho đến hết ngày 9/2/2020 hoặc cho đến khi có thông tin bình thường hóa các hoạt động trở lại từ Chính phủ Trung Quốc.

Sản xuất các ngành thủy sản, gỗ, rau quả, gạo, nhất là rau quả (trong đó đối tượng chính như thanh long ruột đỏ, dưa hấu) bị ảnh hưởng trực tiếp do giá thu mua sụt giảm, dẫn đến người sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Những ngày qua, Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn; ưu tiên thị trường nội địa; khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến.

Nhờ vậy, đã giúp giá một số nông sản tăng trở lại (thanh long từ 2.000 - 3.000 đồng/kg trở lại giá 10.000 đồng/kg; dưa hấu từ 5.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg tùy loại). Trong mấy ngày qua, các siêu thị đã bán hơn 1.200 tấn thanh long, dưa hấu giúp người dân.

Việc hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến lượng hàng nguyên liệu như: Phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc… phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản.

“Trong bối cảnh chưa kịp nhập khẩu thay thế từ các thị trường khác hoặc điều tiết lượng hàng từ dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến tăng giá thành đầu vào, tăng chi phí sản xuất kinh doanh, tăng giá thành sản phẩm nông lâm thủy sản” – Bộ NNPTNT nhận định.

Chăn nuôi lợn sẽ được lợi

Để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh viêm phổi do nCoV gây ra và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của toàn ngành (khoảng 2,9 - 3,0%) Bộ NNPTNT dự kiến phương án điều chỉnh tốc độ tăng giá trị sản xuất cho các lĩnh vực.

 tang truong nong nghiep giu 2,9-3%: tang chan nuoi, giam trong trot hinh anh 2

Theo đó, trồng trọt giảm từ 1,41% xuống còn 1,31% (giảm 0,1%); thủy sản giảm từ 5,4% xuống 4,6% (giảm 0,8%); chăn nuôi tăng từ 4,15% lên 4,69% (tăng 0,54%); lâm nghiệp giữ ở mức đã đề ra tăng 5,2%.

Theo Bộ NNPTNT, bệnh viêm phổi cấp do nCoV sẽ tác động nhẹ đến sản xuất nông nghiệp (dự kiến tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giảm khoảng 0,1%). Trong khi đó, ngành chăn nuôi lợn được dự báo sẽ phục hồi do đã cơ bản kiểm soát được bệnh tả lợn châu Phi. Người dân, doanh nghiệp triển khai tái đàn có kiểm soát; nuôi trồng và khai thác thủy sản tiếp tục phát triển.

Cùng với đó, ngay từ những ngày đầu năm 2020, Bộ NNPTNT đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp để đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân tại các tỉnh/thành phía Bắc. Đồng thời, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh/thành phía Nam; hướng dẫn người dân chọn thời điểm thích hợp thả giống cho vụ nuôi tôm năm.

“Đến nay sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng theo kế hoạch đề ra” – lãnh đạo Bộ NNPTNT đánh giá.

Theo Khương Lực/danviet.vn
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 239


Hôm nayHôm nay : 31656

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1144698

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72827407