21:41 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thách thức và trăn trở cho cây mía xứ Thanh

Chủ nhật - 20/08/2017 18:34
Ngành mía đường tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây đã đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đây cũng là lúc ngành sản xuất mía đường phải đối mặt với nhiều khuyết điểm và thách thức.
 
 
Ngành mía đường đối đầu những thách thức 

Hiện nay, Thanh Hóa là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất mía đường với 4 nhà máy đường có tổng công suất hoạt động 19000 tấn mía/ ngày, diện tích mía nguyên liệu bình quân hàng năm đạt khoảng 30.000 ha, năng suất mía bình quân đạt gần 60 tấn/ha, sản lượng mía nguyên liệu đạt bình quân 1,7 - 2 triệu tấn/năm.

Cho đến nay, tổng diện tích mía của Thanh Hóa chiếm khoảng 11,3%, sản lượng mía chiếm khoảng 10,8% của cả nước. Theo báo báo của Sở NN& PTNT, toàn tỉnh có 17/27 đơn vị cấp huyện trồng mía nguyên liệu chia thành 3 vùng nguyên liệu cho các nhà máy Lam Sơn (huyện Thọ Xuân), Việt Đài (huyện Thạch Thanh) và Nông Cống.

 

 

 

Cây mía là cây trồng chủ lực của tỉnh Thanh Hóa

Nhờ ưu thế hơn các loại cây trồng khác là ngành mía nguyên liệu tạo đầu ra an toàn cho người nông dân thông qua các hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản xuất. Bởi vậy, Thanh Hóa xác định, cây mía là cây trồng chủ lực và có lợi thế trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong tỉnh. 
Song ngành sản xuất mía đường lúc này cũng đang bộc lộ những yếu kém và đối mặt với nhiều thách thức.

Những năm qua, mặc dù nhiều loại giống mới đã được đưa vào sản xuất được cho là có năng suất và chất lượng tốt như Việt đường 93 – 119, Việt đường 00 – 236, ROC 16, ROC 22, MY 55 – 14 hay F156… nhưng năng suất, sản lượng mía chưa cao.

Nhìn chung, năng suất mía bình quân của tỉnh thấp hơn so với bình quân của cả nước và trên thế giới (Thanh Hóa đạt 58,2 tấn/ha, Việt Nam 64 tấn/ha, trong khi đó bình quân toàn thế giới là 70,2 tấn/ha). Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, chất lượng mía nguyên liệu tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là ổn định với chữ đường bình quân đạt 9,8 CCS. Tuy nhiên, con số này vẫn còn kém xa so với mặt bằng chung của thế giới với chỉ số chữ đường lên tới 12 – 13 CCS.

Ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa xác định, một số những nguyên nhân của tình trạng này là do xuất phát từ các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía chưa được đồng bộ, cơ giới hóa trong sản xuất mía còn thấp, đặc biệt là khâu thu hoạch, tạo sức ép về mặt lao động (công lao động thường chiếm 18 – 20% giá thành.

Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất mía còn nhiều bất cập, nhất là khâu dịch vụ vật tư nông nghiệp, ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra, trong việc chỉ đạo và thực hiện quy hoạch mía đường chưa khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế do tình trạng phổ biến là sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún.

Chính những hạn chế này khiến cho hiệu quả sản xuất mía đường hiện nay thấp, đứng trước nguy cơ mất dần khả năng cạnh tranh. Theo báo cáo của các nhà máy đường, trong những năm gần đây, đang có chiều hướng sụt giảm về diện tích trồng mía lẫn năng suất và sản lượng.

Điển hình là tại vùng mía nguyên liệu địa bàn huyện Thọ Xuân, vụ mía 2017 – 2017 có diện tích mía thấp nhất trong những năm vừa qa. Tổng diện tích toàn huyện giảm còn 1.615 ha (giảm 373 ha so với vụ 2015 – 2016), tổng sản lượng mía đạt 96.440 tấn, giảm 4.367 tấn so với vụ trước.

Lời - lãi đều nằm trong “chữ đường”

Hiện nay, theo quy định của các nhà máy đường, chữ đường là căn cứ để nhà máy thu mua mía nguyên liệu với giá cao hay thấp. Chữ đường càng cao thì mía càng được giá và ngược lại. Tuy nhiên, trong việc đo chữ đường, người nông dân lại tỏ ra hoàn toàn mù tịt.

Nếu như người nông dân hoàn toàn chủ động từ lúc trồng cây mía, chăm bón cho đến lúc thu hoạch thì họ lại hoàn toàn bị động và phó thác sản phẩm của mình cho nhà máy từ lúc vận chuyển đến khi đo đạc sản lượng và chữ đường. Với nhiều người trồng mía, “chữ đường” là khái niệm mơ hồ và mang tính chất đầy may – rủi khi mà họ là người phụ thuộc.

 

 

Ông Mạch Văn Thái, một nông dân trồng mía bày tỏ những băn khoăn của mình về CCS

Ông Hoàng Văn Huyên, thôn Đoài Đạo, xã Công Liêm (huyện Nông Cống), đại diện hợp đồng cho nhiều hộ dân với nhà máy đường Nông Cống cho biết: “Theo quy định các hộ dân hoặc người đại diện sẽ có mặt trong thành phần giám sát để đảm bảo tính khách quan, thế nhưng xe vận chuyển đến nhà máy thì phải xếp hàng chờ rất lâu mới đến lượt vào cân đo, nhiều khi phải chờ đến nửa đêm hoặc rạng sáng, thành ra chủ hàng không thể theo sát được đành giao phó việc này cho nhà máy”.

Ông Huyên cũng cho biết thêm, có trường hợp, trên một ruộng mía, trồng cùng một loại giống với chất lượng đồng đều nhưng khi đo lại cho chỉ số CCS khác nhau, có khi xe này đạt chữ đường trên 10 CCS, nhưng xe kia chỉ đạt trong khoảng 7-8 CCS.

Cùng một nỗi băn khoăn về “chữ đường”, ông Mạch Văn Thái (thôn Đoài Đạo, xã Công Liêm) chia sẻ: “Chúng tôi chỉ biết bỏ công chăm bón cây mía trưởng thành và đến lúc thu hoạch, còn khâu từ lúc vận chuyển đến đo đạc sản lượng hay chữ đường thì tôi chịu, nhà máy gửi phiếu báo về nhìn vào đấy họ ghi gì thì biết thế thôi”.

Cũng theo ông Thái, trong vụ mía 2016 – 2017 vừa qua, gia đình ông có 2 xe mía được thu hoạch cùng một vườn mía, chất lượng mía đồng đều không bị sâu bệnh cũng như không gãy đổ do thời tiết.

Tuy nhiên, khi vận chuyển đến nhà máy đo chỉ số chữ đường, kết quả cho thấy, một xe với sản lượng 11,915 kg đạt chữ đường 10.34 CCS, quy ra giá tiền là trên 12 triệu 300 nghìn đồng. Trong khi đó, xe còn lại mặc dù đạt sản lượng lên tới 13,455 kg nhưng lại có chỉ số chữ đường thấp hơn với 9.02 CCS. Điều này, đồng nghĩa với việc giá thành mía thấp hơn, chỉ được hơn 12 triệu 100 nghìn đồng.

Ông Trần Sỹ Tuấn, Chủ tịch UBND xã Công Liêm, huyện Nông Cống, một địa phương có diện tích trồng mía nguyên liệu lớn, cho hay: “Trên phương diện quản lý nhà nước, địa phương chỉ có sự tác động nhất định khi nhà máy chậm chễ trong quá trình thu mua mía, còn sau đó là sự phối hợp của đôi bên. Về cách đo chữ đường, bản thân tôi cũng không nắm được cách họ tính độ CCS như thế nào”.

Theo một chuyên gia từng giữ vị trí lãnh đạo một nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (xin giấu tên) chia sẻ: “ Đo chất lượng mía nguyên liệu theo chữ đường là phương pháp hiện đại theo xu hướng chung của thế giới và có lợi cho ngành sản xuất mía đường.

Độ CCS đảm bảo hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể xuất phát từ chất lượng giống, phân bón, quy trình chăm sóc, dịch bệnh cũng như cách thức thu hoạch. Tất cả sự đo đạc cũng chỉ ở mức tương đối, tuy nhiên, không nên có sự chênh lệch quá lớn. Phải làm thế nào để hài hòa lợi ích giữa nhà máy và người nông dân là điều rất cần thiết”.

Theo Lương Thị/Báo antt.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 218


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336767

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73383738