07:42 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh niên bỏ việc ngân hàng về quê nuôi chạch

Thứ năm - 26/04/2018 03:27
Gần đây, một thanh niên ở huyện Đô Lương, Nghệ An đã bỏ việc làm ổn định ở một ngân hàng để về quê nuôi và cho sinh sản thành công chạch quế trên đất đồng.

Sinh năm 1986, Đào Văn Thắng (ở xã Minh Sơn, huyện Đô Lương) từng học trắc địa công trình ở Hà Nội ra đi làm được 2 năm, rồi chuyển sang làm ở một ngân hàng lớn.

Năm 2014, khi công việc đang yên ổn, Thắng bỏ về quê nuôi lươn. Thế nhưng nuôi lươn không tìm được nguồn giống tốt, Thắng chuyển sang nuôi chạch quế. Diện tích 3 ao nuôi được xử lý kỹ bằng vôi bột và men vi sinh trước khi thả chạch.

Ban đầu anh Thắng mua 5.000 con chạch giống ở Nam Định với giá 3 triệu đồng, thả trên diện tích 2.500m2 mặt nước. Thấy chạch sinh trưởng tốt, anh đẩy mật độ lên nhiều hơn; với 40.000 con giống sau 5 tháng Thắng thu hoạch được 1,4 tấn chạch thương phẩm, cho thu nhập gần 120 triệu đồng. Anh Thắng cho biết, chạch có sức đề kháng cao, quá trình nuôi cũng không phức tạp và đầu ra rất ổn định.

Mô hình nuôi chạch quế của anh Đào Văn Thắng ở xóm 10, xã Minh Sơn (Đô Lương). Ảnh: Ngọc Phương
Hiện nay, ngoài nuôi chạch thương phẩm, anh Thắng đã dành một ao nuôi chạch sinh sản thành công. "Để cho chạch đẻ phải chọn con cái và đực khỏe mạnh, vớt nuôi riêng vào một bể. Khi chạch đẻ xong phải vớt trứng ra đưa vào lồng ấp, khoảng 3 ngày chạch nở. Ngay khi kích thước chạch bằng sợi tóc là có thể thả ngay ra ao nuôi" - anh Đào Văn Thắng chia sẻ.
Thức ăn hàng ngày của cá chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nhỏ; Môi trường ao nuôi phải trong sạch, không để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm ao nuôi. 
Nghệ An đang phát triển mạnh các mô hình nuôi thủy sản. Thế nhưng con chạch quế hoàn toàn mới mẻ và anh Thắng là người đầu tiên nuôi thành công chạch sinh sản. 
Chạch quế khỏe mạnh được lựa chọn cho vào bể để sinh sản. Ảnh: Ngọc Phượng
Chạch quế là đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế. Cá chạch dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, ít bệnh, tỷ lệ sống cao và có thể nuôi được trong ao đất, ruộng lúa.

Chạch quế với đặc điểm thịt dai, thơm ngon, xương không cứng như chạch thường nên được các quán ăn, nhà hàng ưa chuộng... Nuôi chạch quế sẽ là hướng đi mới trong phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140


Hôm nayHôm nay : 44858

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 810421

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71037736