23:35 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành tỷ phú nhờ nuôi ong

Thứ sáu - 10/10/2014 04:30

Sản lượng mật mỗi năm hàng trăm tấn, anh Phong thu về hơn 1,3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lãi trên 500 triệu đồng, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 8 - 10 lao động

Thành tỷ phú nhờ nuôi ong
Anh Phong hướng dẫn cách chăm sóc ong

Sở hữu 1.500 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập trên 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, TP Tuyên Quang đang được biết đến như một địa chỉ tin cậy cho những ai muốn làm giàu.

Hàng nghìn thùng ong đặt khắp vườn, mùi mật ong thơm ngào ngạt là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi tìm đến nhà anh Trần Xuân Phong, người được ví như “vua ong” ở xứ Tuyên. Nhưng có lẽ ít ai biết năm nay anh Phong mới 31 tuổi.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Phong cho biết: "Nuôi ong cũng nhiều khó khăn và vất vả, nếu nuôi chỉ để lấy mật dùng thì khá đơn giản nhưng nuôi số lượng lớn để làm giàu rất khó, phải am hiểu thời tiết, các vùng địa lý nhiều nơi; trong quá trình nuôi phải nắm bắt rõ đặc tính đi lại, ăn uống, quy luật trưởng thành cũng như các loại bệnh có thể xảy ra đối với đàn ong như bệnh thối ấu trùng, ký sinh trùng, hội chứng ngộ độc... từ đó mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong".

Năm 2002, anh được bố mẹ chuyển cho 150 đàn ong mật giống nội làm vốn. Thử sức với nghề nuôi ong, anh vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm và thành công cũng bắt đầu mỉm cười với gia đình anh khi những vụ thu hoạch mật ong đạt kết quả.

Năm đầu tiên, đàn ong của anh chỉ cho khoảng 60 lít/đàn/vụ (1 lít bằng 1,5 kg), chất lượng mật chưa thơm, chưa ngon nên chỉ bán với giá 20.000 - 25.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi gần 70 triệu đ/năm. Năm 2006 anh đã tìm ra cách lai tạo giữa giống ong vàng của miền Bắc với giống ong Ý của miền Nam, tạo thành giống ong lai, vừa cho lượng mật cao, vừa chống chọi được với cái lạnh của miền Bắc. Từ đó, anh quyết tâm cải tạo và mở rộng quy mô đàn ong sang nuôi ong lai, bởi ong lai có nhiều đặc tính giống ong nội nhưng cho mật nhiều hơn.

Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, năm 2008 anh ký hợp đồng với Cty Ong Đắk Lắk, nhờ đó mà sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. Đến nay, đàn ong của anh đều là giống ong lai siêu mật. Vừa lấy mật, vừa nhân đàn, mỗi năm thêm vài chục tổ, đến nay anh đã có trong tay gần 1.500 đàn ong mật lai (lúc cao điểm lên 1.700 - 2.000 đàn).

TP Tuyên Quang đã đầu tư 6 tỷ đồng để anh Phong xây dựng nhà xưởng, dây chuyền vừa SX vừa chế biến mật ong, tiến tới xây dựng thương hiệu mật ong rừng Tuyên Quang.

Sản lượng mật mỗi năm hàng trăm tấn, thu về hơn 1,3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lãi trên 500 triệu đồng, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 8 - 10 lao động là đoàn viên thanh niên trên địa bàn, với mức thu nhập 4 - 5 triệu đ/người/tháng.

Anh Phong cho biết thêm, sau Tết âm lịch thời tiết ấm áp là phải chuẩn bị cho ong xây tổ, tạo đàn. Để có đàn ong khỏe hút được nhiều mật, đến cuối tháng 2 âm lịch, phải kết thúc việc chia đàn và khoảng cuối tháng 3 đến tháng 5 là bắt đầu thu mật. Loại hoa để ong lấy mật tốt nhất là hoa nhãn, vải, cà phê, điều, bạc hà... Tuy nhiên, mỗi vùng chỉ có một mùa hoa nở nên anh thường xuyên phải di chuyển đàn ong đến những vùng có nhiều hoa.

Cứ vào đầu tháng 12 hàng năm, anh Phong di chuyển ong vào tỉnh Bình Phước đón hoa điều; tháng 2 lên tỉnh Gia Lai hưởng hoa cà phê; tháng 3 quay về tỉnh Bắc Giang đón vụ hoa vải, sau đó chuyển về đón hoa nhãn tại tỉnh Hưng Yên. Tháng 7 anh lại  chuyển ong lên tỉnh Sơn La đón vụ hoa càng cua, tháng 10, 11 về tỉnh Hà Giang có hoa bạc hà.

Cứ như thế, đàn ong của anh cho mật liên tục, mỗi năm có đến 4 vụ thu hoạch mật. Việc di chuyển ong phải làm trong đêm, vì thời gian này đàn ong về tổ ngủ, có như thế ong mới không bị phân tán đàn và bị chết do thay đổi khí hậu đột ngột.

Để tạo điều kiện cho những hộ nuôi ong trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, anh Phong đứng ra thành lập HTX nuôi ong Phong Thổ gồm 25 xã viên là những hộ nuôi ong trên địa bàn xã, trong đó có 70% là đoàn viên thanh niên, nâng tổng số đàn ong của HTX lên gần 4.000 đàn.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 694


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1480877

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74527848