16:20 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thảo quả, sa nhân, sả Java... đem ấm no đến Mường La

Thứ hai - 10/02/2020 08:35
Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, việc phát triển trồng cây dược liệu, như thảo quả, sa nhân, sả Java... đang mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Hướng đi thoát nghèo

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mường La cho biết: Thực hiện chủ trương trồng cây dược liệu của tỉnh, huyện đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Địa bàn Mường La là một trong những nơi có thể trồng được cả những cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như các loại sâm...

 thao qua, sa nhan, sa java... dem am no den muong la hinh anh 1

Mô hình trồng cây thảo quả đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao tại các xã vùng cao của Mường La.  Ảnh: N.V

"Huyện xác định phát triển cây dược liệu là thế mạnh, vừa tạo sinh kế cho người dân, vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng. Theo đó, Phòng Nông nghiệp đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, hộ gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng cây hoa màu năng suất thấp sang trồng cây dược liệu" - ông Tâm cho hay.

Thông qua các chương trình, dự án, nhiều loại cây dược liệu đã được trồng và ngày càng nhân rộng. Hiện nay, toàn huyện có 140ha sả Java, 160ha thảo quả, 30ha sa nhân, 2.229ha sơn tra với sản lượng hàng nghìn tấn quả/năm. Trên địa bàn, ngày càng nhiều HTX tập trung phát triển cây dược liệu, như: HTX Tinh dầu dược liệu Mường La (xã Pi Toong); HTX Liên Sơn (xã Tạ Bú), HTX Hoàng Lâm (xã Hua Trai); HTX Thành Công (xã Ngọc Chiến)...

Cụ thể, tại các xã vùng thấp, khí hậu nóng, như: Pi Toong, Hua Trai, Tạ Bú, Mường Bú, Mường Chùm và thị trấn Ít Ong tập trung trồng cây sả, cây hương nhu. Tại các xã vùng cao, như Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Ngọc Chiến... sẽ trồng sơn tra, sa nhân và thảo quả dưới tán rừng.

"Để phát triển bền vững cây dược liệu trên địa bàn, huyện đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân trong quá trình sản xuất. Đồng thời, tạo sự liên kết giữa người dân, giữa các nhóm hộ, giữa các địa phương trong toàn huyện, tạo đầu ra thuận lợi cho sản phẩm" - ông Tâm thông tin thêm.

Còn nhiều trăn trở

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển cây dược liệu tại Mường La còn gặp một số khó khăn để nhân rộng mô hình, như: Vốn đầu tư ban đầu cao, hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng trồng dược liệu còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất với quy mô lớn, tập trung.

 thao qua, sa nhan, sa java... dem am no den muong la hinh anh 2

Sản phẩm tinh dầu sả Java của HTX tinh dầu dược liệu Mường La tại xã Pi Toong. Ảnh: V.Đ

Hầu hết người dân ở các vùng trồng cây dược liệu đều là bà con dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới còn hạn chế, nhất là với các loại cây trồng dược liệu có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, hình thức tổ chức sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, người dân vẫn chưa tin tưởng về hiệu quả mô hình trồng dược liệu, trong khi điều kiện khí hậu rất phù hợp với trồng cây dược liệu...

Mường La cũng đang chú trọng tạo sản phẩm từ cây dược liệu để phục vụ du khách tại các điểm du lịch, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm nông sản địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

Theo ông Tâm, để thúc đẩy phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị, huyện Mường La tiếp tục triển khai lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, HTX tham gia các hội chợ, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản.

Huyện cũng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch và định hướng, đảm bảo phát huy tiềm năng, lợi thế từng xã. Đồng thời, kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư phát triển các loại cây dược liệu quý, hiếm. Bởi thực tế tại một số huyện, đã có doanh nghiệp chủ động đầu tư trồng thử nghiệm thành công cây sâm Ngọc Linh, mở ra hướng đi mới trong phát triển cây dược liệu giá trị cao ở Sơn La.

Trong lộ trình phát triển cây dược liệu, Mường La sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết, liên doanh với nông dân phát triển trồng dược liệu theo chuỗi cung ứng sản phẩm, xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu hướng tới xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. 

Hướng đi thoát nghèo

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mường La cho biết: Thực hiện chủ trương trồng cây dược liệu của tỉnh, huyện đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Địa bàn Mường La là một trong những nơi có thể trồng được cả những cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như các loại sâm...

 thao qua, sa nhan, sa java... dem am no den muong la hinh anh 1

Mô hình trồng cây thảo quả đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao tại các xã vùng cao của Mường La.  Ảnh: N.V

"Huyện xác định phát triển cây dược liệu là thế mạnh, vừa tạo sinh kế cho người dân, vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng. Theo đó, Phòng Nông nghiệp đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, hộ gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng cây hoa màu năng suất thấp sang trồng cây dược liệu" - ông Tâm cho hay.

Thông qua các chương trình, dự án, nhiều loại cây dược liệu đã được trồng và ngày càng nhân rộng. Hiện nay, toàn huyện có 140ha sả Java, 160ha thảo quả, 30ha sa nhân, 2.229ha sơn tra với sản lượng hàng nghìn tấn quả/năm. Trên địa bàn, ngày càng nhiều HTX tập trung phát triển cây dược liệu, như: HTX Tinh dầu dược liệu Mường La (xã Pi Toong); HTX Liên Sơn (xã Tạ Bú), HTX Hoàng Lâm (xã Hua Trai); HTX Thành Công (xã Ngọc Chiến)...

Cụ thể, tại các xã vùng thấp, khí hậu nóng, như: Pi Toong, Hua Trai, Tạ Bú, Mường Bú, Mường Chùm và thị trấn Ít Ong tập trung trồng cây sả, cây hương nhu. Tại các xã vùng cao, như Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Ngọc Chiến... sẽ trồng sơn tra, sa nhân và thảo quả dưới tán rừng.

"Để phát triển bền vững cây dược liệu trên địa bàn, huyện đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân trong quá trình sản xuất. Đồng thời, tạo sự liên kết giữa người dân, giữa các nhóm hộ, giữa các địa phương trong toàn huyện, tạo đầu ra thuận lợi cho sản phẩm" - ông Tâm thông tin thêm.

Còn nhiều trăn trở

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển cây dược liệu tại Mường La còn gặp một số khó khăn để nhân rộng mô hình, như: Vốn đầu tư ban đầu cao, hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng trồng dược liệu còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất với quy mô lớn, tập trung.

 thao qua, sa nhan, sa java... dem am no den muong la hinh anh 2

Sản phẩm tinh dầu sả Java của HTX tinh dầu dược liệu Mường La tại xã Pi Toong. Ảnh: V.Đ

Hầu hết người dân ở các vùng trồng cây dược liệu đều là bà con dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới còn hạn chế, nhất là với các loại cây trồng dược liệu có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, hình thức tổ chức sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, người dân vẫn chưa tin tưởng về hiệu quả mô hình trồng dược liệu, trong khi điều kiện khí hậu rất phù hợp với trồng cây dược liệu...

Mường La cũng đang chú trọng tạo sản phẩm từ cây dược liệu để phục vụ du khách tại các điểm du lịch, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm nông sản địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

Theo ông Tâm, để thúc đẩy phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị, huyện Mường La tiếp tục triển khai lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, HTX tham gia các hội chợ, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản.

Huyện cũng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch và định hướng, đảm bảo phát huy tiềm năng, lợi thế từng xã. Đồng thời, kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư phát triển các loại cây dược liệu quý, hiếm. Bởi thực tế tại một số huyện, đã có doanh nghiệp chủ động đầu tư trồng thử nghiệm thành công cây sâm Ngọc Linh, mở ra hướng đi mới trong phát triển cây dược liệu giá trị cao ở Sơn La.

Trong lộ trình phát triển cây dược liệu, Mường La sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết, liên doanh với nông dân phát triển trồng dược liệu theo chuỗi cung ứng sản phẩm, xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu hướng tới xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. 

Hướng đi thoát nghèo

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tâm - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mường La cho biết: Thực hiện chủ trương trồng cây dược liệu của tỉnh, huyện đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Địa bàn Mường La là một trong những nơi có thể trồng được cả những cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như các loại sâm...

 thao qua, sa nhan, sa java... dem am no den muong la hinh anh 1

Mô hình trồng cây thảo quả đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao tại các xã vùng cao của Mường La.  Ảnh: N.V

"Huyện xác định phát triển cây dược liệu là thế mạnh, vừa tạo sinh kế cho người dân, vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng. Theo đó, Phòng Nông nghiệp đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, hộ gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng cây hoa màu năng suất thấp sang trồng cây dược liệu" - ông Tâm cho hay.

Thông qua các chương trình, dự án, nhiều loại cây dược liệu đã được trồng và ngày càng nhân rộng. Hiện nay, toàn huyện có 140ha sả Java, 160ha thảo quả, 30ha sa nhân, 2.229ha sơn tra với sản lượng hàng nghìn tấn quả/năm. Trên địa bàn, ngày càng nhiều HTX tập trung phát triển cây dược liệu, như: HTX Tinh dầu dược liệu Mường La (xã Pi Toong); HTX Liên Sơn (xã Tạ Bú), HTX Hoàng Lâm (xã Hua Trai); HTX Thành Công (xã Ngọc Chiến)...

Cụ thể, tại các xã vùng thấp, khí hậu nóng, như: Pi Toong, Hua Trai, Tạ Bú, Mường Bú, Mường Chùm và thị trấn Ít Ong tập trung trồng cây sả, cây hương nhu. Tại các xã vùng cao, như Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Ngọc Chiến... sẽ trồng sơn tra, sa nhân và thảo quả dưới tán rừng.

"Để phát triển bền vững cây dược liệu trên địa bàn, huyện đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm dược liệu liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân trong quá trình sản xuất. Đồng thời, tạo sự liên kết giữa người dân, giữa các nhóm hộ, giữa các địa phương trong toàn huyện, tạo đầu ra thuận lợi cho sản phẩm" - ông Tâm thông tin thêm.

Còn nhiều trăn trở

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển cây dược liệu tại Mường La còn gặp một số khó khăn để nhân rộng mô hình, như: Vốn đầu tư ban đầu cao, hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng trồng dược liệu còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất với quy mô lớn, tập trung.

 thao qua, sa nhan, sa java... dem am no den muong la hinh anh 2

Sản phẩm tinh dầu sả Java của HTX tinh dầu dược liệu Mường La tại xã Pi Toong. Ảnh: V.Đ

Hầu hết người dân ở các vùng trồng cây dược liệu đều là bà con dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới còn hạn chế, nhất là với các loại cây trồng dược liệu có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, hình thức tổ chức sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, người dân vẫn chưa tin tưởng về hiệu quả mô hình trồng dược liệu, trong khi điều kiện khí hậu rất phù hợp với trồng cây dược liệu...

Mường La cũng đang chú trọng tạo sản phẩm từ cây dược liệu để phục vụ du khách tại các điểm du lịch, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm nông sản địa phương, góp phần thực hiện hiệu quả lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

Theo ông Tâm, để thúc đẩy phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị, huyện Mường La tiếp tục triển khai lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, HTX tham gia các hội chợ, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản.

Huyện cũng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch và định hướng, đảm bảo phát huy tiềm năng, lợi thế từng xã. Đồng thời, kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư phát triển các loại cây dược liệu quý, hiếm. Bởi thực tế tại một số huyện, đã có doanh nghiệp chủ động đầu tư trồng thử nghiệm thành công cây sâm Ngọc Linh, mở ra hướng đi mới trong phát triển cây dược liệu giá trị cao ở Sơn La.

Trong lộ trình phát triển cây dược liệu, Mường La sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết, liên doanh với nông dân phát triển trồng dược liệu theo chuỗi cung ứng sản phẩm, xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu hướng tới xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. 

Theo Nguyễn Ngọc Vân/danviet.vn
 
 
 
 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 124


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1168612

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72851321