11:50 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thẻ bảo hiểm y tế vẫn bị coi rẻ

Thứ hai - 09/07/2012 04:00
Đối với hàng triệu người bệnh, cầm tấm thẻ BHYT đi khám chữa bệnh là họ đã chuẩn bị sẵn tư tưởng đối diện với rất nhiều khó khăn, trở ngại. Có lẽ vì thế mà nhiều người không thuộc diện BHYT bắt buộc khăng khăng thà đi vay tiền chữa bệnh, chứ nhất định không mua BHYT.


 

Thẻ bảo hiểm y tế vẫn bị coi rẻ

Người tham gia BHYT còn không ít khó khăn khi thanh toán chi phí khám, chữa bệnh. Ảnh: Dương Ngọc

 

Bài 1: Vượt “cửa ải” bảo hiểm y tế

 

Hành trình mà các bệnh nhân đang chữa ở các BV Hà Nội chia sẻ với PV Báo Lao Động cho thấy, BHYT đúng là những cửa ải không dễ vượt qua.

Hối hận vì đi theo thẻ

Ngày 4.7, ông Nguyễn Văn Tâm (ở phường Cao Thắng, TP.Hạ Long) vừa được tiến hành mổ tắc ống mật tại BV Việt - Đức sau một tháng phát hiện bệnh. Kể lại cho PV Báo Lao Động nghe hành trình qua 5 cơ sở y tế trong thời gian 30 ngày này, bà Nguyễn Thị Mai - vợ ông Tâm - chốt lại: Nếu biết là phải qua nhiều cửa ải thế này, chúng tôi đã đi thẳng lên tuyến T.Ư. 

Ông Tâm là cán bộ có công với cách mạng, nên được cấp thẻ BHYT và thuộc diện chi trả 100%. Là người khỏe mạnh, mỗi sáng đều đi bộ 30 phút, nhưng thời gian gần đây ông có biểu hiện chán ăn, nhiều người nhận xét là nước da ông bị vàng. Ông đến trạm y tế phường khám thì được chẩn đoán là bị bệnh gan. Cấp cho ông Tâm một số thuốc bổ, trạm chuyển ông lên TT y tế Cao Xanh. Tại đây, ông được chẩn đoán là sỏi mật bùn, viêm gan cấp tính. Theo nguyện vọng của gia đình, TT chuyển ông lên BV Đa khoa Bãi Cháy. Vì không rõ nguyên nhân bệnh thận, nên BV Bãi Cháy tập trung vào bệnh gan cho ông. Sau 10 ngày, ông được ra viện, tuy không đau, ăn được khỏe, nhưng ông vẫn bị vàng da. Khi cấp giấy ra viện cho ông, BV ghi: Bệnh nhân viêm phế quản cấp, đã điều trị kháng sinh và long đờm. Nhưng giấy chuyển viện lại ghi là viêm gan B cấp, tắc ống mật không rõ nguyên nhân. Bà Mai và người thân nhìn 2 tờ giấy ghi khác nhau mà không biết lý giải thế nào. 

Lên Hà Nội, theo giấy giới thiệu của BV Đa khoa Bãi Cháy, ông Tâm được điều trị 1 tuần để chuẩn bị cho ca mổ tại một BV đa khoa đầu ngành ở Hà Nội, với chẩn đoán tắc ống mật. Qua tìm hiểu, gia đình được biết, BV Việt - Đức có nhiều kinh nghiệm hơn trong phẫu thuật tắc ống mật, nên đã xin chuyển sang đây. Nghĩ đến cảnh chờ đợi đã 1 tháng, các con ông quyết định đưa thẳng ông vào khoa Điều trị tự nguyện C1 của BV Việt - Đức để ông Tâm có thể được mổ sớm hơn. Hai mẹ con thay nhau trông bệnh nhân, bà Mai cho biết: Tiền nộp tạm ứng khi  nhập viện của ông Tâm là 15 triệu, ông sẽ được thanh toán BHYT. Nhưng nhìn lại 1 tháng lay lắt, nóng ruột vì chờ đợi, bà bảo đã không nghe lời con cái, thà trả cả 15 triệu đồng ngay từ đầu để được phẫu thuật sớm, còn hơn chịu đựng như vậy.
Người bệnh gặp nhiều khó khăn về thủ tục thanh toán BHYT. Ảnh: Dương Ngọc

Thẻ BHYT: Để làm gì? 

Chồng chị Nguyễn Thị Mến (ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, Hải Dương) đã điều trị tại BV đa khoa tỉnh 7 ngày, với chi phí là 12 triệu đồng. Chồng chị là anh Hoàng Văn Quang làm nông nghiệp, không có thẻ BHYT, nên phải chi trả toàn bộ số tiền này. Chị Mến lắc đầu cho câu hỏi của PV Báo Lao Động: Sau đợt điều trị đó, anh chị có quyết định mua thẻ BHYT? Lý do là khi anh Quang nằm viện cùng một bệnh nhân có bệnh giống anh Quang có thẻ BHYT, những ngày đầu tiên, anh phải trả 800.000 đồng tiền thuốc/ngày, họ cũng trả 800.000 đồng. Vài hôm sau, khi tiền thuốc giảm còn 600.000 đồng/ngày, bệnh nhân nọ cũng trả như thế. So sánh bằng thực tế khám chữa bệnh  như vậy, chị kết luận: Nếu phải mổ, mất nhiều tiền thì mới mua thẻ BHYT, còn chỉ nằm viện lấy thuốc thì nhất định là anh chị sẽ không mua thẻ.

Anh Đinh Ngọc Thắng (ở xã Vân Hà, huyện Đông Anh) vừa tốt nghiệp Trường ĐH Giao thông Vận tải. Bốn năm học ở trường, anh Thắng chưa một lần dùng tấm thẻ BHYT. Mấy lần đi khám bệnh viêm họng, hô hấp hoặc khám lặt vặt, anh Thắng đều đến một cơ sở y tế tư nhân hoặc bệnh viện gần nhà nhất. Lý do là thẻ BHYT của anh Thắng có cơ sở khám bệnh ban đầu chính là trạm y tế Trường ĐH Giao thông Vận tải. Từ nhà tới trường mất 40km, đã ốm đau lại còn đi vòng vèo để khám bệnh và được thanh toán đúng tuyến, anh Thắng chọn cách đi tắt. 

Nhìn thấy trước được cảnh phải vạ vật, chờ đợi và khổ ải nếu đi khám cửa bảo hiểm, nhiều người bệnh dù có thẻ BHYT thà trả tiền tươi thóc thật còn hơn. Có lẽ vì thế mà bất cứ khoa khám bệnh theo yêu cầu hay giường tự nguyện của BV nào cũng luôn đầy kín. Và cũng vì thế, nhiều người chưa một lần dùng thẻ từ khi được cấp, thẻ BHYT như một vật vô tri, không có thì thiếu, mà có thì thừa đối với họ.

(Tên thật của các nhân vật trong bài đã được đổi)

Quang Duy

 

 Theo Lao Động


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 42127

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 906151

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72588860