Giàu từ bí xanh… vẫn bí
Anh Bùi Văn Hoàng ở đội 3, xã Nam Thượng, Kim Bôi, Hòa Bình cho biết: Gia đình có 2 ha đất thuê khoán lại từ nông trường Thanh Hà. Năm 2013, anh trồng bí xanh, mỗi ha thu tối thiểu 30 tấn quả, với giá bán 6.000 đồng/kg, lãi hơn 200 triệu đồng/ha sau khi đã trừ đi các loại chi phí (phân bón, giống cây, thuốc thực vật và khấu hao giàn).
Nhờ vào bí xanh, nhiều gia đình ở đây đã xây được nhà, mua sắm các vật dụng sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, xe máy..., cuộc sống khá no đủ. Tuy nhiên, theo anh Hoàng, các hộ cứ thấy ai trồng cây gì mang lại hiệu quả là thi nhau làm, người nọ học người kia từ nơi mua giống, cách phòng trừ sâu bệnh và thị trường đầu ra, chứ không được hướng dẫn gì từ chính quyền.
Là một loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, phù hợp với nhiều loại đất, thời gian canh tác ngắn nên nhiều vùng nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi ở khắp các tỉnh như: Hải Dương, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hòa Bình... đã đua nhau trồng bí xanh. Chưa có số liệu cụ thể nhưng ước tính cả nước có khoảng vài nghìn hecta trồng bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dù có hơn 10 năm trồng bí xanh, nhưng nhiều bà con ở Nam Thượng đang có xu hướng chuyển sang trồng cam vì hiệu quả kinh tế cao hơn.
Cần định hướng bền vững
Theo khảo sát của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2012, Việt Nam có gần 1.000 sản phẩm nông sản đặc thù, trong đó có 800 sản phẩm nổi tiếng, điển hình như: Cà phê, vải, nhãn, bưởi, cam... Chuyện người dân phá cây này trồng cây kia khi giá cao, hay làm ngược lại khi mất giá đã xảy ra nhiều năm trước, nhất là với cây trồng dài ngày như cà phê, hồ tiêu... Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mà còn gây khó khăn cho thị trường nông sản. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với hàng nông sản nhập lậu, nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài yếu tố kỹ thuật canh tác, giống, vốn thì thị trường đầu ra và giá sản phẩm là điều được quan tâm nhất. Qua tìm hiểu thực tế, bà con nông dân tại xã Nam Thượng và nhiều xã khác ở Kim Bôi, các loại cây nông sản (bí, dưa, ngô...) đã mang lại thu nhập cao, nhưng mong muốn nhất vẫn là thị trường đầu ra, giá bán cao, như vậy mới tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm sản xuất.
Để thị trường nông sản phát triển một cách bền vững, các chuyên gia khuyến nghị cần phải xây dựng chiến lược và quy hoạch sản xuất nông nghiệp và vùng nguyên liệu dựa trên thế mạnh của từng vùng, miền, gắn liền công tác sản xuất với tiêu thụ. Đồng thời có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp vào cuộc, mở rộng mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh. Người dân có đất, doanh nghiệp đầu tư ứng trước về giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật canh tác để tạo ra sản phẩm có chất lượng, sau đó thu mua sản phẩm trên cơ sở giá thị trường.
Anh Bùi Văn Hoàng ở đội 3, xã Nam Thượng, Kim Bôi, Hòa Bình cho biết: Gia đình có 2 ha đất thuê khoán lại từ nông trường Thanh Hà. Năm 2013, anh trồng bí xanh, mỗi ha thu tối thiểu 30 tấn quả, với giá bán 6.000 đồng/kg, lãi hơn 200 triệu đồng/ha sau khi đã trừ đi các loại chi phí (phân bón, giống cây, thuốc thực vật và khấu hao giàn).
Nhờ vào bí xanh, nhiều gia đình ở đây đã xây được nhà, mua sắm các vật dụng sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, xe máy..., cuộc sống khá no đủ. Tuy nhiên, theo anh Hoàng, các hộ cứ thấy ai trồng cây gì mang lại hiệu quả là thi nhau làm, người nọ học người kia từ nơi mua giống, cách phòng trừ sâu bệnh và thị trường đầu ra, chứ không được hướng dẫn gì từ chính quyền.
Là một loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, phù hợp với nhiều loại đất, thời gian canh tác ngắn nên nhiều vùng nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi ở khắp các tỉnh như: Hải Dương, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hòa Bình... đã đua nhau trồng bí xanh. Chưa có số liệu cụ thể nhưng ước tính cả nước có khoảng vài nghìn hecta trồng bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dù có hơn 10 năm trồng bí xanh, nhưng nhiều bà con ở Nam Thượng đang có xu hướng chuyển sang trồng cam vì hiệu quả kinh tế cao hơn.
Các cấp chính quyền địa phương cần vào cuộc trong việc định hướng cây trồng, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân - doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản. |
Cần định hướng bền vững
Theo khảo sát của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2012, Việt Nam có gần 1.000 sản phẩm nông sản đặc thù, trong đó có 800 sản phẩm nổi tiếng, điển hình như: Cà phê, vải, nhãn, bưởi, cam... Chuyện người dân phá cây này trồng cây kia khi giá cao, hay làm ngược lại khi mất giá đã xảy ra nhiều năm trước, nhất là với cây trồng dài ngày như cà phê, hồ tiêu... Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân mà còn gây khó khăn cho thị trường nông sản. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với hàng nông sản nhập lậu, nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài yếu tố kỹ thuật canh tác, giống, vốn thì thị trường đầu ra và giá sản phẩm là điều được quan tâm nhất. Qua tìm hiểu thực tế, bà con nông dân tại xã Nam Thượng và nhiều xã khác ở Kim Bôi, các loại cây nông sản (bí, dưa, ngô...) đã mang lại thu nhập cao, nhưng mong muốn nhất vẫn là thị trường đầu ra, giá bán cao, như vậy mới tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm sản xuất.
Để thị trường nông sản phát triển một cách bền vững, các chuyên gia khuyến nghị cần phải xây dựng chiến lược và quy hoạch sản xuất nông nghiệp và vùng nguyên liệu dựa trên thế mạnh của từng vùng, miền, gắn liền công tác sản xuất với tiêu thụ. Đồng thời có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp vào cuộc, mở rộng mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh. Người dân có đất, doanh nghiệp đầu tư ứng trước về giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật canh tác để tạo ra sản phẩm có chất lượng, sau đó thu mua sản phẩm trên cơ sở giá thị trường.