09:27 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo bằng chiến lược đa dạng hóa sinh kế

Thứ ba - 02/07/2013 23:38
Nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách giảm nghèo hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), điển hình như Chương trình 135, Chương trình 30a và Nghị quyết 80. Đến nay, đời sống đồng bào DTTS đã được cải thiện về mọi mặt, tuy nhiên tỷ lệ nghèo giảm còn chậm.

Trong bối cảnh đó, tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và tổ chức Oxfam (những tổ chức làm việc lâu năm hỗ trợ người nghèo và thiệt thòi ở Việt Nam) đã cùng với các đối tác địa phương tiến hành một số nghiên cứu về vai trò của các yếu tố xã hội và chiến lược sinh kế đối với mô hình giảm nghèo thành công tại các cộng đồng DTTS. Nghiên cứu nằm trong khuôn khổ của dự án “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia” do AAV và Oxfam tổ chức thực hiện từ năm 2007 đến 2013. Một số xã thuộc các tỉnh Hà Giang, Nghệ An và Đác Nông đã được chọn để nghiên cứu mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng DTTS điển hình ở Việt Nam.

Chỉ thoát nghèo khi đã “thoát nợ”

Theo số liệu của WB năm 2012, trên toàn quốc, có 66% đồng bào DTTS sống ở mức dưới chuẩn nghèo vào năm 2010, trong khi đó chỉ có 13% đồng bào dân tộc đa số (người Kinh) sống ở mức dưới chuẩn nghèo.

Phân tích xã hội quốc gia của WB năm 2009 cho biết, các nhóm DTTS đang gặp bất lợi ở sáu yếu tố cơ bản dẫn đến kết quả sinh kế thấp hơn so với các nhóm đa số, đó là bất lợi về tiếp cận giáo dục, di chuyển lao động, tín dụng, đất sản xuất, tiếp cận thị trường và định kiến của nhóm đa số đối với nhóm DTTS. Theo đó, không có một yếu tố duy nhất giải thích sự khác biệt về mức sống giữa các nhóm DTTS và nhóm đa số, mà sáu yếu tố trên kết hợp lại tạo thành một “vòng luẩn quẩn” dẫn đến nghèo trong đồng bào DTTS giảm chậm.

Theo nghiên cứu của WB năm 2012, các nhóm DTTS đang ngày càng bị bỏ xa trong quá trình tăng trưởng, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng thu nhập/chi tiêu bình quân của các nhóm DTTS tăng chậm hơn so với nhóm dân tộc đa số. Thậm chí, hộ DTTS có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất cũng tăng trưởng chậm hơn so với hộ dân tộc đa số trung bình.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chênh lệch về đất đai và vốn xã hội là hai trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo tại các cộng đồng này. Hiện nay, diện tích khai hoang mới hạn chế trong khi dân số gia tăng dẫn tới diễn tích đất trên đầu người giảm.

Theo đó, tại các thôn bản được khảo sát, có những hộ DTTS có hàng chục ha đất nương rẫy hoặc vài nghìn mét vuông ruộng, trong khi có những hộ DTTS khác không có đất hoặc chỉ có dưới một ha đất nương rẫy hoặc vài trăm mét vuông. Những hộ có nhiều đất thường có lợi thế đảm bảo an ninh lương thực, từ đó đầu tư thâm canh và đa dạng hóa để trở nên khá giả. Ngược lại, những hộ không có đất, ít có đất phải bỏ nhiều lao động vào việc làm thuê bấp bênh hoặc vào rừng lấy củi, hái măng… để đảm bảo an ninh lương thực nên cuộc sống vẫn khó khăn. Hộ nghèo cũng thường chịu thiệt thòi hơn về vốn xã hội, do đó tiếp cận các dịch vụ công và tiếp cận việc làm kém hơn nhiều so với hộ khá giả, càng khiến khoảng cách giàu nghèo gia tăng.

Đối với đồng bào DTTS khi tiếp cận tín dụng, thì mối quan tâm hàng đầu của họ là làm sao “đảm bảo dòng tiền” để có thể trang trải các chi phí sản xuất và đời sống.

Khảo sát tại các thôn ở tỉnh Đác Nông, đa số hộ gia đình người Mạ trồng ngô, cà phê đều vay ngân hàng vài chục triệu đồng trở lên. Họ đồng thời nợ quán, đại lý để mua phân, gạo và các mặt hàng thiết yếu từ 10 triệu đồng trở lên (hộ càng khá giả vay nợ càng nhiều), đến cuối vụ bán sản phẩm thì họ trả nợ. Nhưng một thực tế cho thấy, do lạm phát cao, giá nông sản bấp bênh và rủi ro do thời tiết bất thường, sâu bệnh càng nhiều khiến người dân khó đảm bảo được dòng tiền. Vì vậy, người dân tại đây thường cho rằng mình chỉ thoát nghèo khi đã “thoát nợ”. Trong khi đó, yếu tố “vay nợ” không được tính đến trong rà soát nghèo chính thức.

Giảm nghèo không chỉ là tăng thu nhập…

Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận “điểm sáng” trong phân tích các “mô hình giảm nghèo”, nhằm tìm hiểu những yếu tố dẫn đến những hộ gia đình và cộng đồng DTTS điển hình có kết quả giảm nghèo, cải thiện đời sống tốt hơn các hộ gia đình và cộng đồng khác trong cùng bối cảnh.

Theo kết quả khảo sát, các “mô hình giảm nghèo” tại các vùng miền núi DTTS mang đặc trưng thôn bản rõ rệt. Tuy nhiên, thực tế không có “mô hình giảm nghèo” lý tưởng. Các “mô hình giảm nghèo” luôn tự vận động liên tục trong một bối cảnh đang thay đổi rất nhanh. Do đó, bản chất của “nhân rộng mô hình giảm nghèo” là nhân rộng những cách tiếp cận, phương pháp, quy trình dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và phát huy tính chủ thể tích cực của đồng bào DTTS ở mỗi thôn bản.

Chính vì vậy, đa dạng hóa sinh kế là chiến lược cốt lõi để thoát nghèo của các hộ gia đình DTTS ở các điểm sáng giảm nghèo mà dự án khảo sát.

Chiến lược đa dạng hóa sinh kế của các hộ gia đình DTTS “thành công” ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên, con đường đi lên của các hộ DTTS thường bắt đầu từ việc đảm bảo an ninh lương thực dựa trên cây lương thực, hoa mầu ngắn ngày và làm thuê gần nhà.

Sau khi đã vượt ngưỡng “đủ ăn”, đa số hộ DTTS có lợi thế đất đai sẽ đa dạng hóa để tăng thu nhập nông nghiệp bằng cách kết hợp trồng cây hàng hóa ngắn ngày và dài ngày, và phát triển chăn nuôi. Tiếp theo, một số hộ sẽ từng bước thâm canh một loại cây hàng hóa nhằm tăng thu nhập theo cách “lấy ngắn nuôi dài”.

Trong khi một số hộ khác sau quá trình thâm canh sẽ tiếp tục đa dạng hóa nông nghiệp ở mức cao hơn để đảm bảo dòng tiền và tăng thu nhập bền vững. Bên cạnh đó, một số hộ đã tìm cách tăng thu nhập phi nông nghiệp bằng cách đi làm ăn xa hoặc xuất khẩu lao động, đầu tư thương mại – dịch vụ, phát triển nghề truyền thống.

Trong quá trình vươn lên “thoát nghèo” đó, có những hộ DTTS thành công đầu tư cho giáo dục với hy vọng thế hệ sau có nghề phi nông nghiệp sẽ ổn định với thu nhập cao hơn. Như vậy, chiến lược đa dạng hóa thường dựa vào sự phân công lao động hợp lý giữa các thành viên trong từng hộ gia đình.

Mặc dù đích đến về chiến lược sinh kế của đồng bào DTTS thành công cũng gần giống như đồng bào dân tộc đa số, nhưng đồng bào DTTS thường theo đuổi quá trình đa dạng hóa tiệm tiến từng bước, để giảm rủi ro và giữ bản sắc văn hóa của mình.

Thực tế cho thấy, đồng bào DTTS đã ở một trình độ phát triển cao hơn so với trước, do đó nhu cầu của họ đã mở rộng hơn và hướng đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thấu hiểu nhận thức đa chiều của người dân về giảm nghèo – không chỉ là tăng thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản, mà còn là cải thiện các mặt văn hóa, xã hội, tâm linh và tiếp cận thị trường – đó mới là điểm xuất phát quan trọng cho công cuộc giảm nghèo ở các vùng DTTS.

CHÍ TRUNG
Nguồn:nhandan.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159


Hôm nayHôm nay : 51686

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 805227

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64791171