Ông Chau Gương-người đã có 20 năm làm nghề uốn tầm vông kể về cái “nghiệp”của mình : “Mỗi ngày tui có được khoản 250.000 đồng từ nghề “nướng”, uốn tầm vông. So với một số công việc khác, thu nhập có thấp hơn xíu nhưng được cái là có việc quanh năm…”.
Nhiều người dân xã Lương Phi cho rằng, nghề “nường, uốn” tầm vông xuất phát từ tỉnh Tây Ninh. Trước đây các tỉnh miền Tây thường chỉ bán cây tầm vông tươi (trong đó có cây ngay lẫn cây cong). Sau khi học được nghề ở Tây Ninh, nhiều địa phương đã xây dựng các lò “nường, uốn” tầm vong để vừa tăng giá bán sản phẩm lại vừa tạo việc làm cho lao động địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Sơn-người được xem là thương lái tầm vông lớn nhất xã Lương Phi với sức mua mỗi ngày trên 50.000 cây. Vào mùa cao điểm lên đến 70.000 cây/ngày. Ông Nguyễn Thanh Sơn cho hay: “Cây tầm vông rất phù hợp với đất Lương Phi. Loại cây này chịu được hạn nhưng cũng chịu được mưa dầm rất tốt. Hơn nữa, trồng tầm vông không tốn tiền mua phân bón, thuốc sâu; đốn hạ tương đối dễ dàng, vận chuyển thuận lợi…”.
Nhiều người dân xã Lương Phi cho biết, tầm vông tuy có thân thẳng đứng hơn tre, trúc nhưng một số cây bị dạng cong rất khó bán cho thương lái. Muốn bán được, những cây này phải được “nường, uốn” cho thẳng trước khi bán. Hiện nay, toàn xã có khoảng 50 hộ chuyên làm nghề “nướng, uốn” tầm vông.
Ông Thạch Tha, ngụ xã Lương Phi chia sẻ: “Hai vợ chồng tui làm nghề “nướng, uốn” tầm vông mỗi ngày kiếm được 400-500.000 đồng, đủ trang trải cho phí sinh hoạt trong gia đình và lo cho 3 đứa con ăn học. So với những nghề khác, “nướng, uốn” tầm vông không cực lắm nhưng phải có sức chịu đựng sức nóng từ các lò than…”.
Tuy vất vã do “tăng ca” nhưng tiền công mỗi ngày "nướng, uốn" tầm vông có khi lên đến 600-700.000 đồng/ người/ngày. Giá bán tầm vông sau khi “nướng, uốn” dao động từ 20-45.000 đồng/cây tùy thuộc độ dài, đường kính, độ tuổi của cây.
Hiện tại công nhân “nường, uốn” tầm vông đều hưởng tiền công tùy thuộc số lượng sản phẩm hoàn thành, bình quân 1.500 đồng mỗi cây. Người có tay nghề cao sẽ “nướng, uốn’ được từ 200-250 cây/ngày. Công việc thường bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 16 giờ chiều mỗi ngày.
Những ngày cao điểm, nhu cầu về số lượng tầm vông tăng cao, người lao động phải làm đến 20 giờ đêm.
Mỗi lượt uốn có từ 10-15 cây tầm vông tùy thuộc kích thước, độ dài, độ “ già” của cây. Chất đốt các lò đa phần là các loại than đước, gáo dừa có nhiệt độ tỏa ra rất cao…
Công đoạn được xem là khó nhất là phải canh lửa trong các lò than sao cho cháy đều, nóng nhiều để thời gian “nướng, uốn” nhanh hơn, thường từ 2-3 phút mỗi cây.
Hiện nay, mỗi ngày xã Lương Phi cung cấp cho thương trường khoảng 10.000 cây tầm vông các loại sau khi được “nướng, uốn”.
Hàng tầm vông sau “nướng, uốn” ở xã Lương Phi được mang đi tiêu thụ khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng-địa phương có các khu nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái, chế tác ản phẩm tiểu thủ công nghiệp…
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn