11:03 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu gần 1 tỷ đồng từ vườn cam đặc sản

Thứ ba - 21/08/2018 19:09
Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách ở huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, trong đó không ít hộ trồng cam đặc sản, có hộ như gia đình ông Thụ thu gần 1 tỷ đồng mỗi năm từ vườn cam

Có đất mà vẫn nghèo

Ông Lưu Chân Thụ ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông - một trong những hộ nghèo của gần 20 năm trước, nay đã thoát cảnh nghèo khó, đi lên từ vốn vay ưu đãi. Dẫn chúng tôi ra khu vườn đồi trồng bạt ngàn cam long vàng, ông Thụ cho biết: “Có được cơ ngơi như ngày hôm nay là thành quả của bao công sức, thời gian, vốn liếng nhà tôi đã bỏ ra. Tuy nhà có đất trồng cam, nhưng ban đầu không có vốn để đầu chăm sóc nên cây cam bị cằn cỗi, cho năng suất thấp. Về sau được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH nên nhà tôi mới đầu tư cải tạo vườn, mở rộng thêm diên tích trồng cam được gần 7ha như hôm nay….”.

 thu gan 1 ty dong tu vuon cam dac san hinh anh 1

 Ông Lưu Chấn Thụ ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận vay vốn ưu đãi đầu tư chăm sóc vườn cam.

Hiện, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Bạch Thông đạt 227 tỉ đồng với 5.607 hộ còn dư nợ.

 Theo ông Thụ, vào năm 2004, thông qua đoàn thể địa phương, ông được Ngân hàng CSXH giải ngân nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Có vốn, ông đầu tư ngay vào việc mua phân bón, xây bể tích nước để tưới, chủ động phòng trừ sâu bệnh cho vườn cam nên chỉ sau 1 thời gian ngắn cây cam phát triển tốt, quả to, bán được giá.

Sau 1 năm kể từ khi tiếp cận được vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế từ vườn cam của gia đình ông Thụ đã tăng lên gấp 3-4 lần. Nếu như những năm đầu trồng, cả vườn cam của gia đình ông Thụ chỉ thu về chưa đến 50 triệu đồng thì đến nay nguồn thu từ bán cam đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Không chỉ hoàn trả được vốn vay cho ngân hàng mà gia đình ông Thụ còn có vốn tích lũy để mở rộng thêm diện tích trồng cam, tập trung đầu tư chăm bón, phòng trừ sâu bệnh đúng cách. Năm nay theo tính toán, gia đình ông Thụ dự kiến thu về từ vườn cam ngót nghét khoảng 1 tỷ đồng...

Có vốn ưu đãi, bà con yên tâm làm ăn

Vào thôn Nà Cọong, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông chúng tôi bị cuốn hút bởi màu xanh ngút mắt của những vườn cam sai trĩu quả. Thăm gia đình anh Hoàng Văn Nơi, một trong nhiều hộ vay vốn chính sách ngay từ những ngày đầu Ngân hàng CSXH hoạt động, chúng tôi vui mừng khi chứng kiến hơn 2ha cam của gia đình đang ra hoa, đậu sai quả. “Trước đây, tôi đi làm thuê, làm mướn cũng chỉ lo đủ bữa cơm nhưng từ khi biết đến Ngân hàng CSXH, vay được vốn và Hội ND giúp đỡ về tập huấn khoa học kỹ thuật, gia đình đã đầu tư trồng cam cho quả tốt, đạt chất lượng cao và được thương lái thu mua tận gốc, cuộc sống đã ổn định hẳn lên…”- anh Nơi chia sẻ.

Anh Nơi kể thêm, ngoài giống cam lòng vàng, năm nay gia đình anh mạnh dạn trồng thêm cam Canh. Do thời tiết chưa thuận nên còn gặp khó khăn, nhưng nhờ sự chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức Hội, đoàn thể và những buổi tập huấn khoa học kỹ thuật định kỳ mà anh Nơi dần vượt qua khó khăn đó.

“Vay vốn ưu đãi với thủ tục thuận tiện, phù hợp với người nghèo chúng tôi. Tuy nhiên, nếu tính chi phí đầu tư đầy đủ cho 1ha trồng cam phải mất 150 triệu đồng. Chu kỳ sinh trưởng của cây cam phải sau 4 - 5 năm mới bắt đầu cho thu hoạch, vì thế, số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, do vậy chúng tôi đề nghị Ngân hàng CSXH tăng thêm nguồn vốn và mức cho vay để bà con yên tâm làm ăn”- anh Nơi đề xuất.

Về các chương trình tín dụng ủy thác với Ngân hàng CSXH, Phó Chủ tịch Hội ND xã Quang Thuận Lưu Kiệt Phong cho biết, để nguồn vốn ưu đãi phát huy hiệu quả cao nhất, các Hội đoàn thể đã tập trung chỉ đạo các Tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát đối tượng có nhu cầy vay vốn và tổ chức bình xét công khai, dân chủ ngay tại thôn, bản để chọn đúng đối tượng. Bên cạnh phối hợp giải ngân tới tận tay bà con, các Hội đoàn thể còn tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách sử dụng đồng vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn, đôn đốc bà con trả lãi, trả gốc đúng hạn…

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 51916

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1002945

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72685654