14:19 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo : Hỗ trợ trực tiếp nông dân

Chủ nhật - 15/07/2012 10:19
Quyết định thu mua tạm trữ lúa gạo vừa được Chính phủ phê duyệt mới đây có điểm khác biệt so với những lần trước là sẽ thực hiện phương án hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân, thay vì qua DN. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN- PTNT xung quanh vấn đề này.

 

Ông Ngọc cho biết, qua tổng hợp, từ giá thành sản xuất lúa hè thu của các địa phương cho thấy, giá thành sản xuất bình quân vào khoảng 3.900 - 4.000 đồng/kg.

- Trong quyết định thu mua lúa gạo được Chính phủ phê duyệt mới đây là sẽ hỗ trợ tạm trữ trực tiếp cho nông dân chứ không phải là DN như trước đây. Vậy theo ông, chủ trương này liệu có tính khả thi ?

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn quy gạo vụ hè thu năm 2012, thời hạn mua tạm trữ từ ngày 10/7 đến hết ngày 10/8/2012. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ... Tuy nhiên, điểm khác biệt lần này là hỗ trợ trực tiếp cho nông dân chứ không thông qua DN như trước đây.

Vấn đề lại nảy sinh ở chỗ nông dân tạm trữ ở đâu, vì không có kho. Vì thế, họ phải bán tươi ngay tại ruộng. Do đó, hiện phương án hỗ trợ trực tiếp cho nông dân là không khả thi. Và nếu chuyển hỗ trợ trực tiếp cho nông dân ngay, thì chưa có cơ sở để tính toán giá thành và lợi nhuận, nên cần có thời gian xem xét.

Chúng ta phải thừa nhận rằng, chính sách tạm trữ vừa qua vẫn chủ yếu hỗ trợ qua DN. Nhưng có điều, tại sao DN được hưởng lợi, mà chúng ta vẫn làm là vì, mục tiêu của tạm trữ là nâng mức giá lúa lên cho nông dân vào thời điểm dân cần bán thóc gạo. Nếu không thông qua DN thì bản thân nông dân không thực hiện được.

- Như ông nói ở trên là hình thức hỗ trợ trực tiếp cho nông dân sẽ không có tính khả thi. Vậy, phía Cục đã có tham mưu gì cho Bộ về phương thức áp dụng, thưa ông ?

Không có tính khả thi không có nghĩa là không thực hiện được, đây là phương thức thu mua đầu tiên được áp dụng nên sẽ thí điểm thực hiện theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đang được triển khai bước đầu có nhiều kết quả tại khu vực ĐBSCL. Tức là để hộ nông dân gửi thóc trong kho của DN, chờ giá cao thì bán. Nhà nước sẽ hỗ trợ nông dân qua lượng hàng mà họ gửi kho, vừa bảo quản được lúa gạo và ngân hàng cũng có cơ sở để thanh toán phần hỗ trợ cho nông dân. Tôi cho rằng, về lâu dài, chắc chắn chúng ta phải đi theo hướng này để người nông dân được hưởng lợi thực sự.

- Có một thực tế khó khăn hiện nay mà không ít người quan tâm là quá trình thu mua đều phải qua tay thương lái chứ không thông qua trực tiếp DN. Vậy, mục tiêu mà Chính phủ để ra là đảm bảo 30% lãi cho nông dân liệu có thực hiện được, thưa ông ?

 

Nhà nước sẽ hỗ trợ nông dân qua lượng hàng mà họ gửi kho, vừa bảo quản được lúa gạo và ngân hàng cũng có cơ sở để thanh toán phần hỗ trợ.

Đúng vậy ! Câu chuyện này đã được lặp lại khá nhiều năm nay tại ĐBSCL. Điều này sẽ tạo cơ hội cho thương lái ép giá và là nguy cơ cho sự phát triển một thị trường gạo không minh bạch. Thế nhưng, cái khó của ta hiện nay là không có hệ thống, nên DN không thể trực tiếp mua của người dân mà phải thông qua tay thương lái rồi mới về đến DN. Vấn đề này hiện đang là bài toán rất khó đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng. Tôi cho rằng, vấn đề này cần được giải quyết bằng việc phải có giá sàn ấn định để tránh việc thương lái ép giá. Lâu nay, giá sàn của ta chưa ấn định được do còn một số vướng mắc. Về lâu dài chúng ta có thể khắc phục bằng cách thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn. Ở đó DN sẽ có xe tới tận ruộng để thu mua, sấy và đưa về kho của họ, giảm khâu trung gian là thương lái.

 

- Trong xuất khẩu gạo chúng ta đã có mức giá sàn chung, nhưng trong chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo mặc dù đã được thực hiện rất nhiều giải pháp nhưng các giải pháp này chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề, trong khi bài thuốc chính là giá sàn thì lại không có, thưa ông ?

Theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Sở Tài chính các tỉnh thành điều tra giá lúa, trên cơ sở đó tính toán và trình UBND tỉnh công bố và báo cáo cho Bộ Tài chính. Số liệu để công bố cũng gồm có hai loại, một là giá thành sản xuất của tỉnh thành đó và giá định hướng để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi các bộ, ban ngành có liên quan và hiệp hội để điều hành việc mua. Giá mua định hướng thì hiệp hội căn cứ vào nhu cầu thị trường, tình hình xuất khẩu để đưa ra quyết định. Nhưng vấn đề ở đây là lâu nay, chúng ta vẫn thực hiện theo hình thức thu mua mang tính cơ chế thị trường tức là DN tự thương lượng với nông dân rồi đưa ra mức giá thu mua. Vì vậy mới có thực trạng nan giải mà từ trước tới này ngành lúa gạo luôn gặp phải đó là “được mùa thì mất giá” và ngược lại.

- Xin cảm ơn ông !

Văn Trưởng thực hiện
Nguồn : dddn.com.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 288

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 287


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 619547

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70846862