16:03 EST Thứ hai, 30/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thừa Thiên - Huế giúp ngư dân ổn định đời sống

Thứ năm - 06/07/2017 09:11
Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển tại bốn tỉnh Bắc Trung Bộ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động triển khai chuyển đổi nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản cùng các giải pháp phù hợp, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Đáng chú ý, các địa phương đã khai thác và phát huy lợi thế vùng miền, phù hợp với tình hình môi trường theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.
 

 

Thứ Ba, 04/07/2017, 02:40:12
 Font Size:     |        Print
 

Mô hình chuyển đổi nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao trên vùng đầm phá thuộc huyện Quảng Điền.

 

Chuyển đổi mô hình phù hợp

Tận dụng những lợi thế địa hình sẵn có, ngư dân ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động phát triển nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản theo hướng an toàn, hiệu quả. Những ô đầm sẵn có trên địa bàn, hay diện tích đất trong vườn nhà, đến những bể xây... đều được người dân tận dụng để nuôi các loại thủy hải sản phù hợp. Phó Bí thư Đảng ủy xã Quảng Công (huyện Quảng Điền) Võ Đông Thi cho biết: Đảng ủy, chính quyền địa phương đã có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn ngư dân tạo rạn (chum) ở vùng biển gần bờ, làm nơi trú ngụ, bãi đẻ cho cá nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản. Cùng với đó là đa dạng nghề đánh bắt, mở rộng quy mô lưới cụ, nâng công suất tàu thuyền nhằm đánh bắt xa bờ, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước đây. Hiện, chính quyền địa phương đang vận động ngư dân sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ sau sự cố môi trường biển để đầu tư mua sắm, mở rộng ngư cụ đánh bắt các loại hải sản có giá trị kinh tế cao.

Xã Phong Hải (huyện Phong Điền) là một trong số các xã vùng ven biển ở Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng nặng nề do sự cố môi trường biển. Từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ 150 triệu đồng, lãnh đạo xã đã vận động người dân xây dựng nhiều mô hình nghề phù hợp như: nuôi gà, nuôi cá chình, làm nấm rơm... nhằm hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho 27 hộ ngư dân. Anh Trần Văn Thanh, ở thôn Hải Phú (xã Phong Hải) cho biết: Trước đây, tôi nuôi hai hồ tôm trên cát với diện tích 1 ha. Mỗi năm, bình quân gia đình tôi thu lãi gần 700 triệu đồng. Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, tôi vay thêm 40 triệu đồng, xây hai bể lớn để nuôi cá chình, bước đầu đã cho thu hoạch khá.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Văn Cho cho biết: Các xã ven biển trải dài hàng chục cây số, với diện tích hàng nghìn héc-ta. Vùng cát ven biển giờ đây đã phủ xanh các loại cây che chắn gió. Trong đó, mô hình chăn nuôi trang trại lợn, gà, hay nuôi đà điểu được xác định là tiềm năng lớn, phù hợp với khả năng của nhiều hộ ngư dân khi thực hiện chủ trương chuyển đổi nghề.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Đình Đức, hoạt động khai thác hải sản ở vùng xa bờ của ngư dân Thừa Thiên - Huế đã và đang tăng dần về sản lượng. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản toàn tỉnh trong sáu tháng đầu năm 2017 đạt hơn 18 nghìn tấn, tăng 15,43% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt hơn 3.200 tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ; sản lượng khai thác đạt hơn 15 nghìn tấn, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Khắc phục sự cố, ổn định cuộc sống

Tính đến hết tháng 6-2017, tỉnh Thừa Thiên - Huế cơ bản hoàn thành việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ ngư dân sau sự cố môi trường biển. UBND các huyện, thị xã đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức hướng dẫn người dân sử dụng số tiền bồi thường đúng mục đích để tái sản xuất và ổn định nghề nghiệp bền vững. Cùng với việc tập trung chi trả tiền bồi thường cho người dân, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp các địa phương phổ biến, thực hiện khôi phục sản xuất và bảo đảm an sinh xã hội đến các địa phương trong vùng; trong đó, tổ chức cho người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển tham gia đăng ký thực hiện các chính sách, tổ chức tham quan các mô hình chuyển đổi nghề nghiệp, mô hình đóng tàu vỏ sắt và composite để phát triển nghề biển và nuôi trồng thủy sản trong vùng đầm phá. Theo đó, hơn 18 nghìn đối tượng là ngư dân, người lao động đi biển trên địa bàn được tạo điều kiện chuyển đổi nghề, vay vốn đóng mới tàu cá. Nhiều ngư dân đã mạnh dạn vay vốn đóng tàu cá công suất lớn, tàu cá vỏ thép để đánh bắt xa bờ.

Tại thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) có 755 hộ dân thì có 75% số hộ làm nghề biển, với khoảng 130 tàu thuyền, trong đó có gần 40 tàu cá đánh bắt xa bờ. Nhờ cần cù, chịu khó, cho nên sau nhiều năm bám biển, không ít ngư dân tại Hải Tiến đã sắm được tàu cá công suất lớn, xây dựng được nhà cửa khang trang, góp phần tạo nên diện mạo mới, sức sống mới cho làng quê nơi đây. Đáng chú ý, sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, nhiều ngư dân đã mạnh dạn vay vốn thêm để đóng tàu mới, số còn lại được sử dụng vào việc cải hoán máy móc, mua sắm ngư lưới cụ.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An Ngô Văn Đủ cho hay: Hiện toàn thị trấn có khoảng 400 tàu thuyền, trong đó tàu từ 90 đến hơn 800 CV (mã lực) có 130 chiếc và 45 chiếc tàu lớn nhỏ chuyên làm dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần rất lớn trong việc giảm chi phí nhiên liệu, giúp ngư dân tăng thời gian đánh bắt dài ngày trên biển. Cuộc sống của ngư dân đang dần khởi sắc trở lại nhờ vào sự quyết tâm, giữ gìn nghề truyền thống cũng như ước muốn làm giàu từ biển.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có hơn 2.500 tàu thuyền làm nghề khai thác hải sản với hơn 12 nghìn lao động thường xuyên. Sau các chuyến đi biển, nhiều chủ tàu cá ở các huyện, thị xã vùng ven biển trong tỉnh trúng đậm các loại hải sản, thu lãi hàng chục triệu mỗi chuyến biển. Hiện, toàn tỉnh có 40 chủ tàu được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện tham gia đóng tàu mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ với tổng dư nợ cho vay gần 182 tỷ đồng. Trong đó, có 27 tàu đã đưa vào hoạt động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương. Bình quân mỗi chuyến đi biển, các chủ tàu thu được 80 triệu đồng, mỗi tàu giải quyết việc làm cho 13 lao động, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định: Hiện nay, tình hình môi trường biển và đầm phá trên địa bàn đã ổn định, các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đã dần được khôi phục, phát triển tốt; trong đó, hoạt động khai thác hải sản trên biển ở vùng xa bờ của ngư dân trong tỉnh đã và đang tăng dần về sản lượng.

Tổng giá trị tiền hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế là hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó kinh phí bồi thường theo Quyết định 1880/QĐ-TTg là 741,030 tỷ đồng, gồm 21.282 đối tượng; kinh phí bồi thường thiệt hại bổ sung theo Quyết định số 309/QĐ-TTg là 266,161 tỷ đồng cho 25.758 đối tượng. Đến thời điểm này, các xã, thị trấn vùng ven biển và đầm phá thuộc năm huyện, thị xã trong tỉnh cơ bản đã hoàn thành việc chi trả tiền bồi thường cho người dân.

theobaonhandan.com.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 104


Hôm nayHôm nay : 35258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1323805

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73006514