23:44 EDT Thứ ba, 30/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thức ăn chăn nuôi: Phụ thuộc doanh nghiệp nước ngoài

Chủ nhật - 03/08/2014 20:44
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) của Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài, thể hiện ở sự bành trướng về thị phần của khối doanh nghiệp FDI và sự tăng nhanh của nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Cho dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chuyển đổi hàng chục nghìn hecta đất lúa sang trồng ngô, thế nhưng nhập khẩu ngô nói riêng, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nói chung năm nay vẫn tăng mạnh, vượt khỏi tầm kiểm soát. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Bá Lịch (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Những năm trước, ngành TACN phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Ông cho biết tình hình năm nay thế nào?

Năm 2013, cả nước phải nhập khẩu tới 9,2 triệu tấn nguyên liệu TACN, trị giá 4,5 tỷ USD, tăng 27,46% so với năm trước đó. Năm nay tình hình càng trầm trọng hơn, trong 7 tháng đầu năm 2014 cả nước đã phải chi 1,95 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2013. Nguồn nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Achentina (chiếm 32,8% thị phần), Hoa Kỳ (14,8%) và Trung Quốc (10,9%). Trong số 20 nguyên liệu thành phần TACN, ngô và khô dầu đậu tương là thành phần quyết định. Từ đầu năm đến nay, nước ta đã nhập 918.000 tấn đậu tương, tiêu tốn 543 triệu USD. Năm 2013, nước ta nhập 2,5 triệu tấn ngô. Trong 7 tháng đầu năm, chúng ta đã nhập 2,62 triệu tấn ngô, tiêu tốn 681 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 1,9 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Brazil, Ấn Độ và Thái Lan là các nước cung cấp ngô chủ yếu, chiếm lần lượt 54,3%; 21,1% và 6,6% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô. 

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chuyển đổi hàng chục nghìn hecta đất lúa sang trồng ngô, vì sao nhập khẩu vẫn tăng lên, thưa ông?

Có nhiều nguyên nhân. Một là, sản lượng ngô trong nước liên tục tăng lên hàng năm, nhưng nhu cầu TACN tăng còn mạnh hơn. Năm 2013 chúng ta sản xuất gần 17 triệu tấn thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Năm 2014, nhu cầu dự tính ít nhất là 18 triệu tấn. Như vậy cần 8 triệu tấn ngô. Dù sản lượng ngô năm 2014 được dự báo sẽ đạt cao nhất từ trước đến nay, nhưng cũng chỉ tới con số 5,5 triệu tấn. Hai là, giá ngô trên thế giới xuống quá thấp. Hiện, giá thành ngô nhập khẩu về đến Việt Nam là 5.200 đồng/kg, trong khi trên thị trường Việt Nam, ngô nông dân sản xuất ra có giá 6.000- 6.500 đồng/kg. Nhập khẩu vẫn đang rẻ hơn. Nguyên nhân là do năng suất ngô bình quân trên thế giới đạt 9-10 tấn/ha, trong khi ở Việt Nam chỉ 4,8 tấn/ha. Thứ ba, chất lượng ngô trong nước cũng kém hơn. DN mua ngô nhập khẩu 40-50 nghìn tấn cùng một lúc đưa về kho luôn đạt độ ẩm 14,5%; trong khi ngô của nông dân độ ẩm quá cao, hơn 17%. Hạt ngô độ ẩm cao dễ nhiễm nấm mốc sinh ra độc tố aflatoxin, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. 

Không chỉ lệ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp (DN) nội địa đang bị các DN nước ngoài chiếm gần hết thị phần đầu ra, thưa ông?

Nhu cầu TACN ở Việt Nam luôn đạt mức tăng 13-15%/năm, dự báo đến năm 2015 cần 18-20 triệu tấn thức ăn công nghiệp và đến năm 2020 cần 25- 26 triệu tấn. Thị trường TACN ở Việt Nam có doanh số hàng năm lên tới 6 tỷ USD. Rõ ràng đây là một thị trường béo bở, thế nhưng các DN trong nước hiện vẫn đang hoàn toàn lép vế. Điều đáng tiếc là hiện nay không có DN nhà nước nào tham gia vào sản xuất TACN, do thua lỗ nên đã cổ phần hóa hết. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi điêu đứng do giá sản phẩm xuống thấp, dịch bệnh… kéo theo hàng loạt DN sản xuất thức ăn trong nước phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản. Thế nhưng các DN nước ngoài vẫn liên tục mở thêm nhà máy sản xuất TACN. Ở Việt Nam hiện có hơn 70 DN FDI hoạt động trong lĩnh vực TACN, trong đó có đủ mặt các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất nhì thế giới như: CP Group (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc)… 

Sự lép vế của DN Việt Nam trước doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chủ yếu nằm ở chỗ không xác định được “máy cái” của ngành là premix. Đây là hỗn hợp các chất giàu dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, bổ sung vào thức ăn hỗn hợp nhằm cân đối các chất dinh dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi. Hàng chục năm nay, các công ty nước ngoài sản xuất hàng ngàn tấn premix bán trên thị trường Việt Nam và không có đối thủ cạnh tranh. Nhà nước đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nghiên cứu sản xuất premix, nhưng đến nay chưa có kết quả để đưa vào sản xuất, giúp doanh nghiệp chủ động hạ giá thành thức ăn chăn nuôi. Việc mở rộng quy mô của DN nước ngoài bên cạnh mặt lợi là đưa ngành sản xuất TACN phát triển, cũng chứa những rủi ro. Việc doanh nghiệp FDI hầu như nắm trọn ngành chăn nuôi không chỉ khiến ngành chăn nuôi có nguy cơ bị thao túng, mà còn dấy lên lo ngại chuyển giá. Thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta, nhưng không đầu tư vùng nguyên liệu, mà chủ yếu nhập khẩu để sản xuất.

Theo ông, giải pháp nào để tăng sức cạnh tranh cho các DN TACN trong nước và giảm lệ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu?

Nhà nước cần quan tâm giao đất canh tác (hoặc cho thuê) đối với các DN sản xuất TACN trong nước để tạo vùng nguyên liệu đầu vào. Đáng tiếc là, chúng ta chưa có chính sách ưu đãi đặc thù cho những DN này. Muốn có TACN, thì trước hết phải có nguyên liệu, nhưng hiện tại DN muốn trồng lại không có đất. Hiện nhiều DN sản xuất TACN trong nước đã phải tìm sang Lào, Campuchia thuê đất trồng nguyên liệu để chuyển về nước, trong bối cảnh bị doanh nghiệp nước ngoài lấn lướt về thị phần và phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. 

Thứ hai, cần tiếp tục chuyển đổi nhiều hơn nữa đất lúa sang trồng ngô và đậu tương. Nhà nước cần hỗ trợ nông dân đưa nhiều giống ngô mới vào canh tác để tăng năng suất. Thời gian qua, nhiều giống ngô lai mới của các công ty Syngenta, Dekalb chuyển giao cho nông dân trồng đạt năng suất tới 8-10 tấn/ha, rất triển vọng. Nhà nước cũng nên có chính sách cho nông dân hoặc DN vay vốn để đầu tư mua máy sấy ngô để thu hoạch đến đâu sấy ngay đến đấy mới đảm bảo chất lượng. Cần tổ chức lại sản xuất, nông dân liên kết thành chuỗi canh tác ngô, thu gom ngô của nhiều nhà đem sấy khô rồi bán lại cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Chu Khôi (thực hiện)/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thức ăn, chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 180


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1313634

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60347153