Theo trưởng ban Văn hóa – Xã hội Đoàn Đình Anh, từ thực tiễn kiểm tra, giám sát một số cơ sở kinh doanh ăn uống, sản xuất thực phẩm, kinh doanh giết mổ… trên địa bàn TP. Hà Tĩnh cho thấy, nhiều người dân nhận thức chưa đầy đủ về các điều kiện đảm bảo ATVSTP. Điều này chứng tỏ, công tác tuyên truyền chưa có chiều sâu, chưa thay đổi được hành vi của người dân.
Mặt khác, việc quản lý xuất xứ sản phẩm, nhất là tại các lò giết mổ còn lỏng lẻo. Vẫn còn bao lo ngại, về dụng cụ chứa thực phẩm, quy trình sản xuất, thông tin trên sản phẩm…
Do đó, thành phố Hà Tĩnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác đảm bảo ATVSTP. Đặc biệt, cần kiên quyết đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống, bắt buộc các cơ sở phải đi vào quy chuẩn, đảm bảo các điều kiện về ATVSTP một cách thực chất.
Đoàn giám sát tại chợ TP. Hà Tĩnh
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Tĩnh, toàn thành phố hiện có 2.061 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Năm 2017, các cơ quan chức năng thành phố TP. Hà Tĩnh đã thành lập 52 đoàn, kiểm tra 902 cơ sở; phát hiện 220 cơ sở vi phạm, xử phạt 122 cơ sở với số tiền hơn 196 triệu đồng... Năm 2017, thành phố cũng đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho 252 cơ sở, cấp giấy xác nhận kiến thức ATVSTP cho 471 cơ sở.
Tại buổi làm việc, đại đa số ý kiến cho rằng, công tác đảm bảo ATVSTP trên địa bàn TP. Hà Tĩnh vẫn còn nhiều vấn đề lo ngại. Việc quản lý chuỗi cung cấp thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Vẫn còn tình trạng buôn bán, sử dụng thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật. Chưa có biện pháp quản lý, kiểm soát hữu hiệu đối với nguồn nguyên liệu thực phẩm và thực phẩm lưu thông trên thị trường.
Theo Thục Chi/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn