00:21 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiền Giang lập vườn cây ăn quả “chung sống với lũ”

Thứ hai - 03/09/2012 22:07
Năm nay, các nhà vườn ở Tiền Giang gần như không phải lo chạy lũ mỗi dịp vào mùa cao điểm lũ lụt bởi nhờ có hệ thống đê bao ngăn lũ được kiện toàn.
 

Với hệ thống đê bao ngăn lũ được kiện toàn, bà con tổ chức sản xuất “né lũ” cùng những giải pháp khai thác tốt tiềm năng, lợi thế thiên nhiên theo hướng “chung sống với lũ” hiệu quả. 

Mô hình lập vườn chuyên canh sầu riêng chất lượng cao của ông Lê Văn Hai, cư ngụ tại ấp Mỹ Thạnh A, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, đã cho thấy sự năng động, nhạy bén của người nông dân trong việc khắc phục thiên tai, xác định hướng đi đúng đắn trong điều kiện khó khăn nhằm ổn định cuộc sống và an cư lạc nghiệp. 

Ông Lê Văn Hai cho biết, ở miệt vườn Long Tiên (Cai Lậy), ông là một trong những người tiên phong lập vườn chuyên canh sầu riêng. Sở dĩ ông chọn cây trồng này bởi giá trị kinh tế cao, thích hợp với thổ nhưỡng và trình độ canh tác của bà con. Tuy nhiên, cái khó là đất trũng thấp, mỗi năm đến mùa lũ nước ngập lai láng, cây ăn quả chết gần hết bởi thiếu hệ thống đê bao và các công trình phòng chống lũ lụt. Bản thân ông đã từng chuốc nhiều thất bại nặng nề. Đơn cử như trận lũ lịch sử năm 2000 nhấn chìm vườn cây sầu riêng, gia đình ông mất trắng. Thế nhưng không vì vậy mà người nông dân ham học hỏi, nhạy bén trên con đường lập thân lập nghiệp nản chí. 

Có một bước ngoặt trong sản xuất ở huyện Cai Lậy là đúc kết từ thiệt hại do trận lũ năm 2000, địa phương tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và Trung ương triển khai hai dự án lớn bảo vệ vườn cây ăn trái vùng ngập lũ: ô bao Đông và Tây sông Ba Rày. Đất đai Long Tiên trong đó có vườn cây của ông Lê Văn Hai rộng 4.000m2 được bảo vệ bởi ô bao Đông sông Ba Rày. 

Với việc được bảo vệ bởi đê bao trong mùa lũ, ông Hai cải tạo lại khu vườn và tiếp tục trồng chuyên canh sầu riêng, giống Ri 6 và Mong Thong – hai giống sầu riêng chất lượng cao ngon nổi tiếng tại các tỉnh phía Nam. 

Theo ông Lê Văn Hai, muốn trồng thành công sầu riêng nói chung, đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật từ qui hoạch, trồng, chăm sóc và xử lý để cây cho trái. Cụ thể, với 4 công đất (4.000m2) ông trồng được khoảng 80 cây sầu riêng giống Mong Thong và Ri6 với quy cách mỗi cây cách nhau 8m. Nhờ chăm sóc tốt, chế độ phân bón và tưới tiêu phù hợp, sau 4 năm tuổi cây sầu riêng đã cho trái chiến (trái bói) và qua tuổi thứ 5 đã có thể xử lý để cây cho trái. Những năm sau, tuổi cây càng lớn thì năng suất càng cao. Những vườn cây 5-7 năm tuổi như vườn của ông Lê Văn Hai cho năng suất bình quân đạt 15 đến 20 tấn/ ha. 

Sầu riêng mỗi năm cho một mùa trái chính vụ, thường cho thu hoạch trong khoảng tháng 4-5 âm lịch. Thời gian này do đụng với sầu riêng miền Đông Nam Bộ và các khu vực khác nên hay bị mất giá. Để đạt năng suất cao và bán được giá, ông Lê Văn Hai chủ động xử lý để vườn sầu riêng ra trái vào mùa nghịch. Cách xử lý cũng không khó nếu chú tâm học tập qua các lớp tập huấn khuyến nông, qua tài liệu kết hợp với kinh nghiệm sản xuất hiệu quả nhiều năm liền. Nguyên tắc chung là sau khi thu hoạch xong vụ trước, bón phân, chăm sóc cho cây hồi phục để chuẩn bị cho vụ sau. 

Đến tháng 6-7 âm lịch hàng năm bắt đầu đậy mũ nylon kín gốc và bơm xiết nước ra sông để vườn sầu riêng luôn khô ráo kết hợp xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý thời điểm này, sầu riêng sẽ cho thu hoạch từ tháng 11 âm lịch đến tháng Giêng âm lịch – thời điểm bán được giá rất cao. Sầu riêng vụ nghịch năm trước có lúc đạt giá cao kỷ lục 30.000 đến 35.000 đồng/kg.

Nắm vững kỹ thuật thâm canh nên liên tiếp các năm qua ông Lê Văn Hai đều trúng sầu riêng. Qua hạch toán cho thấy, trung bình mỗi năm, gia đình ông đạt lợi nhuận 160-180 triệu đồng từ 4 công đất trồng sầu riêng. Tính ra mỗi hécta cho thu nhập gần nửa tỷ đồng. Nhờ nhạy bén chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa bấp bênh sang lập vườn trồng chuyên canh sầu riêng chất lượng cao, từ chỗ gieo neo, vất vả quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, ông Lê Văn Hai trở thành điển hình về nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương. 

Sầu riêng là một trong 7 loại cây ăn quả chủ lực có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang. Thế mạnh của cây trồng này là năng suất cao, chất lượng tốt, được ưa chuộng trên thị trường. Nhờ cây trồng này mà rất nhiều nông dân vùng ngập lũ đã an tâm làm giàu cho nông hộ trong điều kiện sản xuất cực kỳ khó khăn.

Hiện nay, theo ông Nguyễn Văn Tấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Long Tiên, địa phương đã mở rộng diện tích trồng sầu riêng chuyên canh theo mô hình của ông Lê Văn Hai lên 1.300ha và là một trong những xã trọng điểm về chuyên canh sầu riêng của tỉnh Tiền Giang./.

 
Minh Trí (TTXVN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 436


Hôm nayHôm nay : 24495

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 638446

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70865761