19:00 EDT Thứ ba, 25/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiếp sức hộ cận nghèo

Thứ sáu - 14/09/2012 22:24
Theo chuẩn nghèo mới, cả nước hiện còn hơn 1,5 triệu hộ cận nghèo. Nếu nhóm hộ này không được tiếp sức từ nguồn tín dụng ưu đãi để có thêm sinh lực vươn lên thoát nghèo bền vững, thì nhiều khi chỉ cần biến cố thiên tai, dịch bệnh là nguy cơ tái nghèo lại thường trực.
 

Hộ cận nghèo mong tiếp sức để có thêm sinh lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Ảnh Chinhphu.vn 

Hộ cận nghèo thiếu vốn sản xuất

Khảo sát tại nhiều địa phương cho thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng tái nghèo là do hộ cận nghèo thiếu vốn để đầu tư sản xuất.

UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, qua tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2011, tỉnh Đắk Nông hiện còn hơn 3.000 hộ cận nghèo, hầu hết đều thiếu vốn sản xuất. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhóm đối tượng này chưa thoát nghèo bền vững và rất dễ bị tái nghèo.

Cũng giống như Đắk Nông, tỉnh Quảng Bình hiện cũng còn rất nhiều hộ cận nghèo, hộ vượt qua ngưỡng nghèo có nguy cơ tái nghèo cao chưa được tiếp tục vay vốn ưu đãi để tái đầu tư mở rộng sản xuất, đặc biệt tại 8 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo,...

Ngân hàng Chính sách mở tín dụng ưu đãi với hộ cận nghèo

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho biết: Qua khảo sát ý kiến nhiều địa phương thấy rằng, việc mở rộng chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ cận nghèo là đòi hỏi cấp thiết.

Vì vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội đã xây dựng đề án về việc phục vụ đối tượng hộ cận nghèo theo hướng mức cho vay, thủ tục như hộ nghèo, lãi suất xấp xỉ hoặc ngang bằng lãi suất thị trường.

Với giải pháp này, ngân sách nhà nước sẽ không bị ảnh hưởng vì không phải cấp bù lãi suất, chi phí của Ngân hàng tăng không đáng kể, điều quan trọng là hộ cận nghèo được tiếp cận vay và hưởng ưu đãi về cách thức phục vụ.

Địa phương đã triển khai nhưng còn đơn lẻ

Trên thực tế, tín dụng ưu đãi là một giải pháp giúp giảm nghèo cơ bản và bền vững, một số địa phương đã chủ động trích nguồn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ cho hộ cận nghèo vay vốn.

Lê Văn Hoạch, Giám đốc Ngân hàng Chính sách chi nhánh tỉnh Hà Nam  - Chinhphu.vn

Ông Lê Văn Hoạch, Giám đốc Ngân hàng Chính sách chi nhánh tỉnh Hà Nam cho biết, ngoài nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nam, UBND tỉnh còn dành trên 6 tỷ đồng cho đối tượng hộ cận nghèo vay để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới, đi xuất khẩu lao động và giúp các hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững.

Ông Hoạch chia sẻ, nếu trước đây người dân luôn đặt câu hỏi: Nếu chỉ cho vay ưu đãi đối tượng hộ nghèo thì các đối tượng như thương binh, hay sinh viên là con em các gia đình thuộc diện hộ cận nghèo có thể vay vốn ở đâu? Nhưng đến nay thì nhiều hộ gia đình thuộc diện cận nghèo đã bớt phần lo lắng khi có thể vay vốn từ quỹ của địa phương.

Một số địa phương khác như tỉnh Lâm Đồng cũng đã có Chương trình xuất khẩu lao động của cho đối tượng chính sách vay với lãi suất bằng 1/2 các đối tượng khác, trong đó cấp bù lãi suất cho hộ cận nghèo từ nguồn ngân sách tỉnh.

Tuy vậy, những giải pháp trên giúp hộ cận nghèo vẫn chỉ mang tính đơn lẻ ở một vài địa phương chứ chưa được triển khai như một đối tượng chính thức của nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Bởi vậy, hơn lúc nào hết, những hộ cận nghèo trong cả nước đang mong nhận được tiếp sức từ chính sách tín dụng ưu đãi để có thêm sinh lực trong hành trình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015:

Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống.

Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Đức Mạnh - Trần Thơm thực hiện

Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 144


Hôm nayHôm nay : 63177

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1633459

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63715681