20:14 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ: Vẫn còn trên giấy!

Thứ hai - 25/06/2018 22:57
Dù Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Bộ tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là Bộ Tiêu chuẩn - PV) từ cuối năm 2017 nhưng việc triển khai áp dụng còn chậm, gây khó khăn cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ đang nóng lòng chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chuẩn để tiến hành đăng ký chứng nhận cho thị trường nội địa. Bộ tiêu chuẩn này gồm hơn 700 tiêu chí sao chép từ tiêu chuẩn của các tổ chức chứng nhận quốc tế của Mỹ, EU và rất cần cho các DN đang hoạt động trong lĩnh vực hữu cơ. 

Mỏi mòn chờ hướng dẫn

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit, chứng nhận chỉ dành cho thị trường Việt Nam nên rất ý nghĩa với những DN muốn xây dựng, phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa. Ngay như Vinamit cũng cần chứng nhận này để đáp ứng tiêu chuẩn bán hàng trong nước theo đúng quy định nhà nước.

Ông Đặng Tấn Huynh, Chủ tịch HĐQT HTX hồ tiêu hữu cơ Đồng Thuận (Đắk Nông), đã mua Bộ Tiêu chuẩn trên và hướng dẫn xã viên làm theo. "Theo quy định, nông dân phải chuyển đổi sản xuất theo phương pháp hữu cơ 3 năm trước khi đánh giá cấp chứng nhận hữu cơ, khi nào đạt chứng nhận thì sản phẩm mới được bán giá cao. Hiện nay, một số xã viên liên kết với DN làm tiêu hữu cơ mang thương hiệu DN; xã viên được hưởng một phần lợi nhuận nhưng HTX không có thương hiệu riêng. Theo tính toán, HTX Đồng Thuận cần khoảng 1 tỉ đồng trong 5 năm để có thể bán sản phẩm hữu cơ mang thương hiệu HTX ra thế giới" - ông Huynh chia sẻ.

Rất kỳ vọng Bộ Tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp sạch của Việt Nam phát triển, ông Nguyễn Hoàng Cung, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên (TP Cần Thơ), cho rằng Bộ Tiêu chuẩn Việt hóa các bộ tiêu chuẩn nước ngoài, một số yêu cầu thấp hơn nhưng vẫn rất phức tạp và khó áp dụng. Việc ban hành tiêu chuẩn chỉ mới là ban đầu, quan trọng là cách kiểm soát làm sao để xây dựng uy tín, thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân áp dụng.

Tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ: Vẫn còn trên giấy! - Ảnh 1.

Rất khó để được chứng nhận quy trình trồng trọt hữu cơ. Ảnh: Ngọc Ánh

Giải quyết tình trạng hàng giả

Đại diện các DN nhận định nếu việc thực hiện Bộ Tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ được thực hiện tốt sẽ giải quyết được tình trạng giả hàng hữu cơ hoặc tự xưng là hữu cơ dù sản xuất chỉ mới đáp ứng yêu cầu về thực hành tốt trong nông nghiệp (VietGAP, GlobalGAP). Theo quy định về ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nhà sản xuất chỉ được ghi nhãn "hữu cơ" khi sản phẩm chứa ít nhất 95% thành phần nguyên liệu là hữu cơ; công bố sản phẩm chế biến "được sản xuất/chế biến từ các thành phần hữu cơ" khi sản phẩm có chứa ít nhất 70% thành phần nguyên liệu là hữu cơ.

 

Ông Bùi Văn My, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, cho biết nhu cầu được cấp giấy chứng nhận hữu cơ của các cá nhân, đơn vị sản xuất nông nghiệp là rất lớn do sản phẩm hữu cơ được người tiêu dùng tin tưởng. "Chi phí để lấy chứng nhận hữu cơ do các tổ chức nước ngoài cấp rất cao, hiệu lực ngắn (trong vòng 1 năm). Việt Nam xây dựng Bộ Tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hữu cơ. Chúng tôi đang tiến hành thủ tục để được công nhận là tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ nhưng còn vướng tiêu chí số lượng chuyên gia cũng như kinh nghiệm của chuyên gia. Đây là lĩnh vực mới, rất hiếm chuyên gia đáp ứng các điều kiện này nên chúng tôi đang tìm cách tháo gỡ" - ông My chia sẻ. 

4 tiêu chuẩn chính

Có 4 tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ gồm: TCVN 11041-1-2017 yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; TCVN 11041-2-2017 trồng trọt hữu cơ; TCVN 11041-3-2017 chăn nuôi hữu cơ và TCVN 11041-4-2017 yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ. Đại diện ban soạn thảo cho biết các TCVN nêu trên thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn trên thế giới về nông nghiệp hữu cơ, bảo đảm hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến. Mặt khác, để phù hợp với thực tế sản xuất - kinh doanh của Việt Nam, ban soạn thảo đã khảo sát, khảo nghiệm tiêu chuẩn tại một số cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ và định hướng hữu cơ cũng như tiếp thu các ý kiến đóng góp trước khi ban hành.

 
Ngọc Ánh - Thanh Nhân/nld.com.vn
 
  •  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1251306

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72934015