06:42 EDT Thứ ba, 21/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiêu thụ nông sản nội địa: Địa phương cần tham gia “sân chơi lớn”

Thứ ba - 12/08/2014 09:06
Thị trường nội địa đang ngày càng chứng tỏ tiềm năng trong tiêu thụ nông sản sạch. Nhưng để tiềm năng thành hiện thực, “sân chơi lớn” này rất cần các địa phương cùng vào cuộc.
Khoai lang mọc mầm được bán như "cây cảnh". Ảnh: vuonrau.com

Lâu nay người tiêu dùng thường e ngại về chất lượng ATTP khi mua rau quả và thực phẩm sống tại các chợ dân sinh. Trong khi đó, thực phẩm có nguồn gốc tươi sống tại siêu thị ghi rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng giá lại thường cao hơn nên người dân vẫn chấp nhận mua rau quả thường ngày tại các chợ gần nhà.

Nắm bắt được vấn đề này, gần đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh rau quả sạch và thực phẩm tươi sống đã bắt đầu có những bước cải thiện về giá cả và chất lượng rất rõ nét để đưa thực phẩm sạch đến gần với người tiêu dùng hơn.

Mua rau online 

Siêu thị Highway Hà Đông (Hà Nội), dù nằm ngay sát một khu chợ dân sinh lâu đời nhưng vẫn thu hút được nhiều khách hàng vào mua rau quả sạch và thực phẩm tươi sống.

Theo chị Nguyễn Huyền Thanh (phường Quang Trung, Hà Đông) thì giá cả của các loại rau quả ở đây chỉ nhỉnh hơn bên ngoài một chút nhưng bù lại, hàng hóa được đóng gói và có ghi rõ xuất xứ cũng như hạn sử dụng. Cùng với đó, vào cuối ngày, siêu thị giảm giá những mặt hàng rau quả cận hạn sử dụng. Có lẽ chính cách làm “sòng phẳng” này đã thu hút và được khách hàng tín nhiệm.

Các mặt hàng thực phẩm tươi sống tại nhiều siêu thị trên địa bàn Hà Nội hiện nay cũng áp dụng phương thức kinh doanh tương tự. Giá cả của các sản phẩm có chênh hơn các chợ khoảng 1, 2 giá nhưng bù lại việc đóng gói sản phẩm theo từng chủng loại và sát nhu cầu thực tế đã được người dân ủng hộ. Ví dụ, thịt lợn được chia thành các khay khoảng 300g trở lên (như sườn, thịt nạc vai, móng giò, ba chỉ), cùng với đó, các khay thịt lại đóng kèm các gia vị tẩm ướp để người nội trợ có thể pha chế thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu chú ý đến việc tổ chức chuỗi cung ứng “từ đồng ruộng đến bàn ăn”.

Tại trang web vuonrau.com do một doanh nhân Đà Lạt khởi xướng, người tiêu dùng có thể thấy được quy trình trồng trọt, thu hái và bảo quản rau quả trước khi ra thị trường. Các sản phẩm của nông trại này còn được chế biến thành các món ăn hấp dẫn và đăng tải trên trang web để hướng dẫn người nội trợ mua hàng. Không những vậy, các loại rau quả cũng được bán theo “combo” - nghĩa là trong một gói thực phẩm có nhiều loại rau củ khác nhau cơ lượng vừa đủ dùng trong gia đình.

Sản phẩm của trang web này đã được nhiều người nội trợ tin dùng vì có thông tin về giá trị dinh dưỡng và được chia nhóm không những theo chủng loại (rau, củ, quả…) mà còn theo công dụng (làm đẹp, giảm cân, ngừa ung thư, cho trẻ ăn dặm…). Các sản phẩm ở đây còn được đa dạng và tiết kiệm triệt để, ví dụ những củ khoai lang mọc mầm được nuôi dưỡng thêm thành những cây cảnh nhỏ phù hợp với các góc làm việc ở  văn phòng…

Hoa quả giảm giá cuối ngày tại siêu thị Highway Hà Đông. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Cải thiện lòng tin của người tiêu dùng chính là chìa khóa thu hút khách hàng của những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và rau quả tươi sống. Thực tế, những sáng tạo trong kinh doanh như trên đã được khách hàng nội địa dần đón nhận. Điều này bắt nguồn từ sự minh bạch thông tin về ATTP, đa dạng hàng hóa và phương thức kinh doanh. Có lẽ đây cũng chính là gợi ý cho những người làm chính sách trong việc xây dựng và đưa các chính sách vào cuộc sống.

Rào cản từ “tư duy cục bộ”

Theo bà Trần Bích Nga (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Nafiqad), hiện nay, song song với việc mở nhiều thị trường xuất khẩu nông sản mới, Bộ NNPTNT đang thực hiện nhiều biện pháp để giữ ổn định và thúc đẩy tiêu thụ nông sản ngay tại thị trường nội địa.

Một trong những phương thức mà Bộ NNPTNT đang tập trung chỉ đạo quyết liệt là việc kiểm tra xử phạt các đơn vị kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm có nguồn gốc động thực vật vi phạm về ATTP. Nafiqad cũng vừa đưa ra đề xuất chọn 1 tỉnh ở phía Bắc và 1 tỉnh ở phía Nam để xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thí điểm kiểm tra một cách toàn diện nhằm chấn chỉnh công tác quản lý kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo bà Nga, các cơ sở qua kiểm tra sẽ được xếp loại theo thứ tự A, B, C về chất lượng; những cơ sở loại C tiến tới sẽ bị rút giấy phép hành nghề. Cùng với đó, các địa phương sẽ thông tin rộng rãi danh sách xếp loại các cơ sở này để người dân biết và lựa chọn các địa chỉ tin cậy.

Tuy nhiên, quyết tâm này chưa thực sự được các địa phương chú trọng. Bằng chứng là qua sơ kết 6 tháng đầu năm, việc triển khai Thông tư 14 của Bộ NNPTNT và Chỉ thị 1159 của liên Bộ Công Thương-NNPTNT (hai văn bản được coi là xương sống trong thực hiện chỉ đạo về giám sát ATTP) thì mới có 39/63 tỉnh báo cáo tình hình triển khai Thông tư 14, còn hầu hết các tỉnh chưa tổ chức kiểm tra lại với cơ sở loại C và cũng chưa xử lý dứt điểm cơ sở loại C sau 2 lần kiểm tra…

Thống kê 6 tháng đầu năm của Nafiqad cũng cho thấy chỉ có 6/63 tỉnh công bố kết quả kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng (gồm: Bạc Liêu, Bình Thuận, Điện Biên, Hòa Bình, Phú Yên, Quảng Bình).

Trước tình hình không mấy mặn mà với công tác kiểm duyệt chất lượng ATTP này, tháng 4 vừa qua, Bộ NNPTNT lại… đành tổ chức 3 đoàn kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân việc chưa xử lý các cơ sở loại C và hướng dẫn địa phương xử lý dứt điểm các cơ sở loại C tại 8 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hòa Bình, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Ngãi.

Lấy lợi ích người nông dân làm gốc, hiệu quả của chính sách sẽ thành hiệu quả kinh tế. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Như vậy có thể nói việc cải thiện lòng tin của người dân cần đến nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, nhưng cần hơn cả chính là môi trường để các nỗ lực của doanh nghiệp được ghi nhận qua sự tin dùng của người dân. Việc “gạn đục khơi trong” này nằm trong tay của mỗi địa phương, nếu không xử lý dứt khoát các vi phạm thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng bị yếu kém và môi trường cạnh tranh của mỗi địa phương cũng khó thể cải thiện.

Thị trường nội địa đang ngày càng chứng tỏ tiềm năng tiêu thụ nông sản sạch. Trong bối cảnh mỗi địa phương sẽ xác định những cây, con chủ lực theo chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì tiêu thụ nông sản nội địa sẽ là sân chơi chuyên nghiệp giữa các địa phương với nhau. Sân chơi lớn sẽ không chấp nhận người chơi có tư duy nhỏ, vì thế, tăng cường năng lực của mỗi địa phương nên bắt đầu từ việc loại bỏ những đơn vị kinh doanh đang làm “rầu nồi canh”.

Đỗ Hương
Nguồn baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285


Hôm nayHôm nay : 65605

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1168506

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61490463