05:19 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tổ công tác của Thủ tướng công bố tiến độ cắt giảm thủ tục của từng Bộ

Thứ sáu - 02/03/2018 18:37
Theo Tổ công tác của Thủ tướng, việc cắt giảm thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành chưa được các Bộ quyết liệt triển khai thực hiện. Do đó, chưa đạt được kết quả theo yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác của Thủ tướng vừa báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và kết quả kiểm tra tháng 2/2018.

to cong tac cua thu tuong cong bo tien do cat giam thu tuc cua tung bo

Tổ công tác của Thủ tướng tiến hành kiểm tra 16 Bộ, cơ quan. - Ảnh: VGP

Trong tháng 2, Tổ công tác của Thủ tướng đã tiến hành kiểm tra 16 Bộ, cơ quan trong việc cắt giảm danh mục sản phẩm, hàng hóa, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN) và cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Các Bộ chưa quyết liệt cắt giảm thủ tục KTCN

Kết quả kiểm tra cho thấy thời gian qua, công tác kiểm tra chuyên ngành đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, việc cắt giảm thủ tục liên quan đến KTCN chưa được các Bộ quyết liệt triển khai thực hiện. Do đó, chưa đạt được kết quả theo yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các Bộ chưa đề xuất cụ thể cách thức quản lý đối với các danh mục hàng hóa phải KTCN đang bị chồng chéo, chịu nhiều hình thức kiểm tra của nhiều Bộ hoặc của nhiều cơ quan, đơn vị thuộc một Bộ.

Tình trạng độc quyền trong hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chưa được khắc phục triệt để. Chi phí của thủ tục KTCN vẫn là gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp...

Kết quả rà soát, cắt giảm danh mục sản phẩm hàng hóa và thủ tục hành chính KTCN của các Bộ:

Cơ quan

Số mặt hàng hiện phải kiểm tra

Tiến độ cải cách

Số mặt hàng cần cắt giảm

Số thủ tục hành chính

Tiến độ cải cách

Số thủ tục cần cắt giảm

Bộ Công Thương

702

Đã cắt giảm 402

Đã đạt yêu cầu

3

Đã đề xuất sửa đổi 3 thủ tục

2

Bộ Y tế

802

Đã cắt giảm 7 loại sản phẩm; giảm 95 số lô hàng

407

10

Đã đơn giản hóa 2 thủ tục; đề xuất cắt giảm 2 thủ tục

5

Bộ NN&PTNT

7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm

Chưa đề xuất

125 nhóm sản phẩm

64

Chưa đề xuất

32

Bộ TT&TT

143

Đang đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 50 mặt hàng

72

4

Đề xuất bãi bỏ 2 thủ tục

2

Bộ TN&MT

110

Chưa đề xuất

55

13

Chưa đề xuất

7

Bộ GTVT

128

Chưa đề xuất

64

9

Chưa đề xuất

5

Bộ Xây dựng

64

Đã cắt giảm và đề xuất cắt giảm 39 mặt hàng

 

3

Chưa đề xuất

2

Bộ LĐTB&XH

32

Đã cắt giảm 5 sản phẩm

16

11

Chưa đề xuất

6

Bộ KH&CN

26

Đã cắt giảm 24 nhóm sản phẩm

Đạt chỉ tiêu

3

Chưa đề xuất

2

Bộ VHTT&DL

6

Chưa đề xuất

3

10

Chưa đề xuất

5

Bộ Công an

35

Đã đề xuất cắt giảm 04

18

     

Nhiều quy định chung chung, áp đặt

Còn kết quả kiểm tra về điều kiện kinh doanh cho thấy hiện nay có 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh với 3.571 yêu cầu, điều kiện. Tính trung bình, có khoảng hơn 14 yêu cầu, điều kiện áp dụng với mỗi ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các điều kiện kinh doanh được quy định tại 237 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 66 luật, 3 pháp lệnh, 162 nghị định.

Không ít ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chưa thật sự đáp ứng tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư 2014 về sự cần thiết phải quy định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Một số điều kiện đầu tư kinh doanh đặt ra yêu cầu quá mức cần thiết để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, tạo ra rào cản gia nhập thị trường, hạn chế cạnh tranh.

Nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định chung chung, không rõ ràng, thiếu cụ thể, khó xác định, như: “phải phù hợp”, “phải đủ”, “ phải sạch sẽ”, “ phải thoáng mát”, “ phải thuận tiện”, “phải có đạo đức tốt’, “ phải có đủ sức khỏe”, "phải có trình độ"…

Một số điều kiện đầu tư kinh doanh áp đặt phương thức kinh doanh cứng nhắc, can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây tác động bất lợi đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, như bắt buộc phải thành lập một loại hình doanh nghiệp cụ thể; yêu cầu kinh doanh theo một phương thức nhất định; phải phù hợp với quy hoạch ngành, sản phẩm; phải có mặt bằng, quy mô, công suất sản xuất, kinh doanh tối thiểu hoặc phải sử dụng một loại công nghệ nhất định…

Kết quả rà soát, đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh của các Bộ, cơ quan:

Cơ quan

Tổng số điều kiện kinh doanh

Tiến độ cải cách

Đánh giá/số điều kiện cần cắt giảm

Bộ Công Thương

1.215

Đã cắt giảm 675

Đạt yêu cầu

Bộ Y tế

853

Chưa nêu cụ thể phương án đề xuất

 

Bộ GTVT

498

Đã đề xuất bãi bỏ 15%

249

Bộ NN&PTNT

345

Đã đề xuất bãi bỏ 118

173

Bộ Tài chính

447

Đã đề xuất sửa đổi, bãi bỏ 10

223

Bộ Xây dựng

280

Đề xuất bãi bỏ 89 điều kiện, đơn giản hóa 94 điều kiện

Được đánh giá là có nỗ lực lớn

Bộ TT&TT

250

Đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51 nhưng chưa có phương án cụ thể

74

Bộ VHTT&DL

120

Đã đề xuất phương án đơn giản hóa đối với 14 nhóm ngành nghề

Cần tiếp tục phương án đơn giản hóa

Bộ TN&MT

163

Đã đề xuất bãi bỏ 76

82

Bộ LĐTB&XH

148 (9 nhóm)

Đã đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 04 nhóm

74

Bộ KH&CN

110

Đã đề xuất bãi bỏ 02

53

Bộ Tư pháp

Khoảng gần 100

Đã đề xuất bãi bỏ 05

40

Bộ GD&ĐT

241

Chưa đề xuất

121

NHNN

Khoảng 70

Chưa đề xuất bãi bỏ điều kiện; đã đề xuất bãi bỏ 22 thủ tục

35

Bộ Công an

66

 

33

Bộ Quốc phòng

34

Chưa đề xuất

17

Tuyệt đối không để “cắt cái này bổ sung cái khác”

Từ ngày 01/01/2017 đến 28/02/2018, có tổng số 25.385 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương. Trong đó, có 13.311 nhiệm vụ đã hoàn thành (đúng hạn: 11.148, quá hạn: 2.163); 12.074 nhiệm vụ chưa hoàn thành (trong hạn: 11.765, quá hạn: 309 - chiếm 2,26%).

Trên cơ sở kết quả làm việc với Bộ, cơ quan, Tổ công tác kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất bãi bỏ, sửa đổi những quy định chồng chéo, không đồng bộ, không hợp lý về KTCN và điều kiện kinh doanh gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, thủ tục KTCN và điều kiện theo hướng xây dựng 1 Nghị định sửa nhiều Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn, báo cáo Chính phủ trong quý II năm 2018.

Xây dựng lộ trình, phương án cắt giảm cụ thể và phải bảo đảm nguyên tắc việc cắt giảm, sửa đổi hoặc bãi bỏ phải thực chất, không cắt giảm, bãi bỏ hoặc sửa đổi theo kiểu cơ học thuần túy, gộp nhiều điều kiện vào 1 điều kiện; tuyệt đối không cắt giảm, bãi bỏ cái này lại bổ sung cái khác hoặc sửa đổi, cắt giảm theo kiểu thay đổi tên gọi.

Khẩn trương xây dựng phương án cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết, bất hợp lý, gây khó khăn, cản trở đến hoạt động đến sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Từ ngày 15/3, Tổ công tác tiến hành kiểm tra việc cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính tại các Bộ, cơ quan, địa phương.

Khẩn trương ban hành danh mục hàng hóa phải KTCN kèm mã số HS (còn 42 danh mục hàng hóa chưa ban hành) thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành. Hoàn thành việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với danh mục hàng hóa thuộc diện phải KTCN khi nhập khẩu ở khâu thông quan để thuận lợi trong việc áp dụng quản lý rủi ro (còn khoảng 34% danh mục hàng hóa phải KTCN chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật).

Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khẩn trương xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, trong đó nghiên cứu cắt giảm 30 - 50% điều kiện kinh doanh không cần thiết quản lý tại Phụ lục 01 Luật Đầu tư.

Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì làm việc với các Bộ quản lý chuyên ngành để đề xuất cụ thể cách thức quản lý, kiểm tra đối với danh mục hàng hóa đang chồng chéo, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra của nhiều Bộ hoặc của nhiều cơ quan, đơn vị thuộc một Bộ theo hướng một mặt hàng chỉ điều chỉnh bởi một văn bản và Bộ, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra.

Theo danviet.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133


Hôm nayHôm nay : 24584

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 96713

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73143684