13:37 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tốn công xử lý chất thải chăn nuôi

Thứ hai - 27/10/2014 23:18

Ở huyện Trực Ninh và Ý Yên (Nam Định), nhiều hộ chăn nuôi đang mất rất nhiều công sức để xử lý chất thải do chưa đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải và quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ.

Tốn công xử lý chất thải chăn nuôi
Nhiều hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở xã Trực Thuận phải mất nhiều thời gian cho việc xử lý phân thải

Mặc dù là một xã thuần nông, đời sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào SX nông nghiệp. Tuy nhiên, xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh lại có mật độ dân số rất đông với 8.000 hộ dân. Đất đai chật chội, khu dân cư san sát nhau dẫn đến chăn nuôi khó phát triển.

Toàn xã chỉ có 5 gia trại quy mô từ 30 con lợn, gồm gia đình ông Nguyễn Văn Cường ở xóm 5; ông Nguyễn Văn Giang ở xóm 10; ông Nguyễn Văn Bảy ở xóm 8; ông Hà Duy Tập ở xóm 6; ông Đinh Văn Thị ở xóm 8 và ông Tạ Văn Minh ở xóm 1 và một số gia trại nuôi gà quy mô 500 con trở lên. Còn lại là hàng trăm hộ chăn nuôi quy mô lẻ từ đến 5 - 15 con lợn.

Ông Ngô Văn Nhẫn, Chủ tịch UBND xã Trực Thuận cho biết, đa số những hộ chăn nuôi quy mô từ 30 con lợn trở lên đã lắp đặt công trình biogas để xử lý chất thải, tuy nhiên nhiều hộ gia đình nuôi từ 15 con lợn trở xuống chưa đầu tư xây dựng hầm biogas hoặc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như đệm lót sinh học… Vì thế, cách xử lý chất thải chăn nuôi của họ là ủ phân theo phương thức truyền thống (không sử dụng men vi sinh).

Theo tìm hiểu của PV, các hộ chăn nuôi không có nơi lưu trữ phân thì được vận chuyển và ủ ở ngoài đồng. Phân lợn được trộn đều với một số chất độn sau đó đánh thành đống và được phủ một lớp bùn. Thông thường các chất độn là rơm, rạ, các phụ phẩm nông nghiệp, tro bếp…

Bùn ướt thường được phủ lên các đống ủ với độ dầy khoảng 2 - 3 cm để giảm mùi hôi thối, giảm bớt đạm và hạn chế súc vật phá hoại đống ủ. Ở một vài nơi, nông dân thay thế việc phủ một lớp bùn bằng các vật liệu khác để phủ như rơm, rạ, bạt, nilon… thời gian ủ ngoài đồng là 3 - 4 tháng.

Các hộ chăn nuôi có nơi lưu trữ trong trang trại thì phân thường được ủ ngay sau chuồng nuôi hoặc trong hố đựng phân gần chuồng. Phân thải (phần rắn) thu được gom hằng ngày hoặc theo tuần, có thể được trộn với các chất độn hoặc phụ gia rồi đem ủ.

Tuy nhiên, nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, ủ phân cũng dễ làm mất đạm do amoniac (NH3) bay hơi và phát tán các khí thải như nitrous oxide (N2O) và methane (NH4) vào môi trường.

"Nông dân hoàn toàn có thể sử dụng lượng bã và nước thải từ hầm biogas để bón cho cây trồng rất tốt. Được biết là lượng đạm trong bã thải hầm chứa biogas còn cao hơn so với lượng đạm trong phân chuồng áp dụng phương pháp ủ", ông Thành nói.

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình ủ phân như chất đạm do amoniac bay hơi và phát tán các khí thải như N2O và CH4 vào môi trường trong quá trình ủ phân thì việc ứng dụng quy trình ủ phân để tạo ra phân hữu cơ phục vụ cho phát triển trồng trọt còn rất hạn chế do chi phí đầu tư công nghệ ủ phân tốn kém, tốn thời gian (2 - 4 tháng), công sức và cần có diện tích đất, hố ủ, nơi thu gom chất thải lớn. Bên cạnh đó, việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên, do đó rất phản cảm.

Bà Nguyễn Thị Hường, xóm 2, xã Trực Thuận vừa đổ cám lợn vào máng cho 15 con lợn thịt ăn vừa kể: “Nhà tôi chưa xây hầm biogas, hàng tuần vẫn phải hót phân rồi trộn rơm, rạ đánh thành một đống ở góc vườn. Nhiều lúc thấy bẩn thỉu, ngán ngẩm lắm nhưng vẫn phải cố chịu. Tôi đang tính nuôi thêm 5 con nữa để xây hầm biogas, nhưng mà sợ số lượng phân như thế thì ít quá, không đủ để sinh khí phục vụ đun nấu”.

Tại huyện Ý Yên, những địa phương có truyền thống trồng hoa màu như xã Yên Nhân và Yên Cường, bà con chăn nuôi hầu như không đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi.

Ông Nguyễn Trung Thành, Phó chủ tịch UBND xã Yên Cường cho biết, đặc điểm của trồng hoa màu là sử dụng rất nhiều phân phân chuồng, vì thế bà con thường tận dụng nguồn phân thải chăn nuôi để ủ và bón cho cây.

Tuy nhiên, phương thức này lại gây mất vệ sinh môi trường rất lớn. Do bà con không đào hố, chủ yếu đánh đống lộ thiên và che phủ hết sức sơ sài nên mỗi khi có mưa lớn, nước lại làm phân trôi ra xung quanh, xuống kênh mương rất phản cảm. Ở những đống ủ phân mới, mùi hôi thối vẫn khá nồng nặc thu hút ruồi, muỗi đến. Sắp tới, xã sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để bà con đầu tư hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như xây hầm biogas.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 126

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 125


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1286097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72968806