11:11 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trẻ hóa đội ngũ cán bộ cơ sở ở thành phố Ðà Nẵng

Thứ ba - 11/09/2012 20:09
Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) "về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn" xác định: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân... Mười năm qua thực hiện Nghị quyết này, với những bước đi, cách làm sáng tạo phù hợp thực tiễn, các cấp ủy, chính quyền TP Ðà Nẵng đã và đang biến mục tiêu đó thành hiện thực.
 

 
Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến (Hòa Vang) Lê Thị Thu Hà (đứng giữa) trao đổi về cách chọn giống lúa mới với nông dân thôn Phò Nam.  
 

 Một công bộc tiêu biểu

Chúng tôi đến Hòa Bắc, một xã vùng xa có đông đồng bào dân tộc Cơ Tu của huyện Hòa Vang đúng lúc đang có một "hội nghị đầu bờ" trên cánh đồng Phò Nam giữa cán bộ lãnh đạo xã với bà con để bàn và rút kinh nghiệm trồng lúa, chọn giống cho vụ sau. Người phụ trách là một phụ nữ trẻ, không những hỏi han bà con rất thân tình mà còn quyết đáp mọi việc được nêu ra một cách cụ thể, dứt khoát và nhanh gọn. Ðó là Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc Lê Thị Thu Hà. Ðầu năm 2010, sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo cán bộ trẻ do Thành ủy Ðà Nẵng tuyển chọn và tổ chức, đảng viên trẻ Lê Thị Thu Hà, sinh năm 1980, tốt nghiệp Học viện Hành chính,  là một trong số năm cán bộ trẻ được phép tự chọn địa bàn công tác để bổ nhiệm trực tiếp vào chức danh chủ chốt cấp xã, phường, nhưng chị không chọn ở trung tâm thành phố, mà tự nguyện xin về quê ở xã Hòa Khương làm công tác văn phòng UBND. Ðến tháng 9-2010, trước tình hình thiếu hụt cán bộ trẻ, có năng lực ở một số địa bàn trọng yếu, lãnh đạo huyện Hòa Vang gặp gỡ, động viên chị Hà lên nhận nhiệm vụ ở xã miền núi Hòa Bắc, địa bàn xa và khó khăn nhất của TP Ðà Nẵng. Với cương vị Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách về kinh tế, chị Hà chủ động đến với dân, trò chuyện xem bà con cần gì, muốn gì để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thấy đất sản xuất nhiều, nhưng xã không có hệ thống thủy lợi, chỉ có một số giếng bơm ngoài đồng, được khoan từ sáu, bảy năm trước nhưng không hiệu quả vì phải kéo điện từ nhà ra đồng quá xa. Muốn kéo hệ thống điện ra đồng, ít cũng vài trăm triệu đồng thì sức dân không chịu nổi. Chị về thành phố, đến Ðiện lực quận Liên Chiểu liên hệ mua cột điện cũ bằng bê-tông còn sử dụng được với giá chỉ bằng 1/20 so với cột điện mới, rồi thuê xe chở về Hòa Bắc. Thấy chị ngược xuôi vì bà con nông dân, Ðiện lực Ðà Nẵng vừa hỗ trợ cột, dây điện, hệ thống tiếp địa... vừa giúp nhân lực dựng cột, kéo dây. Hệ thống điện lưới dài gần hai cây số kéo ngang qua cánh đồng. Có điện, xã chi tiền sửa chữa, cải tạo và khoan mới giếng nước ngay trên bờ ruộng, người dân chỉ việc góp tiền mua máy bơm là có nước tưới thường xuyên, năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt so với khi chỉ chủ yếu dựa vào nước trời và máy bơm dầu. Ông Võ Trung ở thôn Phò Nam cầm bông lúa chín vàng trên tay vui vẻ nói: từ ngày có giếng bơm nước, bà con chủ động làm hai vụ chắc ăn, không lo bị đói nữa. Chị Hà giỏi lắm! Giải quyết cơ bản vấn đề thiếu nước cho hơn 70% số diện tích đất sản xuất, chị Hà tính đến việc chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho hiệu quả nhất, như vận động bà con chuyển dần việc nuôi thả rông gia súc sang nuôi nhốt một phần, tăng cường công tác giám sát, tiêm phòng dịch, xây dựng một số mô hình trang trại nhỏ nuôi gia cầm, lợn, dê... Anh Ðinh Văn Mai, người dân tộc Cơ Tu, Phó Trưởng ban Dân vận Ðảng ủy xã Hòa Bắc tâm sự: Mặc dù cùng trang lứa, nhưng chị Hà hơn hẳn chúng tôi về năng lực, trình độ và sự năng động. Chỉ riêng việc kéo được lưới điện ra đồng, xây dựng hệ thống bơm nước, chị Hà đã tạo được bước đột phá cho sản xuất của địa phương. Nếu được giao trọng trách như chị, chắc chắn là chúng tôi không thể làm tốt và làm được nhiều cho bà con như chị Hà.

 Chị Lê Thị Thu Hà không phải là "trái ngọt" duy nhất mà là một trong số 237 sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi được tuyển chọn theo Ðề án 89 "tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Ðảng ủy và Chủ tịch UBND phường, xã trên địa bàn Ðà Nẵng" thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác tại phường, xã. Sau ba năm, đã có 30 người được bầu giữ chức vụ phó chủ tịch UBND (chiếm tỷ lệ 12,7%), 19 người được bầu giữ chức vụ phó bí thư đảng ủy (chiếm tỷ lệ 8%); số còn lại được bố trí vào các chức danh công chức và những người hoạt động không chuyên trách... 160 người được kết nạp Ðảng (chiếm tỷ lệ 67,5%).

 Công khai, công bằng và cầu thị

 Ðể có được đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường vừa trẻ, vừa có trình độ, năng lực và tận tâm với dân là cả một chặng đường dài với nhiều tìm tòi, thử nghiệm từ cơ chế, chính sách cho đến đào tạo, bồi dưỡng và trang bị những kiến thức thiết yếu cho trí thức trẻ trước khi đưa họ về cơ sở. Nhưng qua tìm hiểu thì thấy yếu tố chính tạo nên thành công đó của thành phố Ðà Nẵng là thái độ công bằng và cầu thị, thật lòng muốn có cán bộ giỏi cho cơ sở.

 Ðiều đó thể hiện rõ trong từng bước đi, cách làm của các cấp ủy, chính quyền ở Ðà Nẵng. Ðồng chí Lê Trung Thắng, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Hòa Vang cho biết, ngay khi có chủ trương thu hút sinh viên mới tốt nghiệp loại khá, giỏi về xã công tác và triển khai thực hiện Ðề án 89, Huyện ủy chỉ đạo các ban, ngành chức năng thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cử cán bộ đến tận nhà dân có con em tốt nghiệp đại học để tuyên truyền về chủ trương cũng như tiêu chuẩn tuyển chọn, không phân biệt địa phương, vùng miền, ai đáp ứng đủ những điều kiện nêu trong đề án và có nguyện vọng về Hòa Vang công tác đều được tiếp nhận. Chính vì thế, trong số 44 trí thức trẻ về làm cán bộ xã, thị trấn ở Hòa Vang có cả những người quê ở Quảng Nam, Nghệ An, Thanh Hóa... Sự cầu thị còn thể hiện rõ trong lời nói, việc làm của cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các xã. Khi về xã Hòa Tiến, nơi có anh Ngô Ngọc Trúc, có hai bằng đại học là Bách khoa và Kinh tế, sinh năm 1980 được bầu làm Phó Bí thư Ðảng ủy xã hồi đầu năm, chúng tôi đặt thẳng vấn đề với Bí thư Ðảng ủy xã Nguyễn Văn Toán rằng, đội ngũ những cán bộ công tác lâu năm có cảm thấy thiệt thòi khi có một người trẻ tuổi, thời gian công tác cũng như sự cống hiến cho địa phương chưa nhiều mà lại được bố trí ở cương vị cao trong Ðảng ủy xã với mức lương ưu đãi cao hơn hẳn? Bí thư Toán thẳng thắn nói: người thiệt thòi chính là anh Trúc, vì trước đây anh ấy làm việc cho một doanh nghiệp ở thành phố Ðà Nẵng với mức lương mười mấy triệu đồng/tháng, còn bây giờ thu nhập chỉ được khoảng một phần ba so với lúc đó. Với hai bằng đại học loại khá, anh ấy có thể đi bất cứ nơi đâu để tìm việc làm với thu nhập tương xứng. Nhưng anh ấy xung phong về đây là đã chấp nhận thiệt thòi, hay có thể nói là đã phải hy sinh một phần lợi ích bản thân để cống hiến cho Hòa Tiến. Chúng tôi mới là người được hưởng lợi vì có thêm một cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản về gánh đỡ những phần việc mà chúng tôi bắt đầu cảm thấy quá sức so với trình độ và năng lực của mình. Phải nhìn nhận ra vấn đề đó để mà giúp lớp trẻ phát triển chứ không nên kèn cựa, so bì.

 Nhờ đội ngũ cán bộ sở tại thật sự cầu thị, thật lòng muốn cho quê hương có được đội ngũ cán bộ vừa trẻ, khỏe vừa có trình độ cao để giải quyết tốt những yêu cầu đặt ra ngày càng cao trong cuộc sống, cho nên những trí thức trẻ về công tác tại các xã, thị trấn của huyện Hòa Vang đều được đón nhận nhiệt tình và được giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để phát huy năng lực, cho nên không ít người trong số họ đã có những bước phát triển mới. Cụ thể là, ba năm qua có 44 trí thức trẻ về các xã ở Hòa Vang công tác thì đã có 16 người được tín nhiệm bầu giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở xã. Ở quận Liên Chiểu, cùng với bước đi, cách làm tương tự, thu hút 28 trí thức trẻ về các phường công tác và có một người được bầu giữ chức Chủ tịch UBND, bốn người làm phó bí thư đảng ủy và phó chủ tịch UBND.

 Hài hòa giữa cống hiến và lợi ích

 Ở một khía cạnh khác, khá phức tạp, đó là đưa trí thức trẻ về xã, phường thì bố trí họ vào đâu, khi mà đội ngũ cán bộ khung của xã đều đã đủ số lượng? Ðể có chỗ cho họ, đương nhiên là phải có ai đó chủ động nhường vị trí, nhưng ai đi, ai ở và đi như thế nào là vấn đề vô cùng tế nhị nếu không có cách xử sự đúng thì không dễ gì thực hiện được. Nhưng Thành ủy Ðà Nẵng đã có cách xử lý rất hài hòa giữa sự hy sinh vì sự nghiệp chung và quyền lợi được hưởng. Vừa động viên, thuyết phục để những cán bộ tuổi cao, trình độ, năng lực không phù hợp tình hình mới tự nguyện xin nghỉ để cán bộ trẻ thay thế và vừa có cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng. UBND thành phố đã ban hành quy định: Ðối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách khi thôi việc thì ngoài chế độ BHXH, mỗi năm tham gia công tác có đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng lương hiện hưởng; đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách đã về hưu, nghỉ mất sức tham gia công tác tại phường, xã thôi việc thì mỗi năm tham gia công tác được hưởng một tháng lương hiện hưởng. Ông Ngô Hồng Minh, tham gia công tác từ năm 1969, nguyên là Chủ tịch MTTQ xã Hòa Tiến nói với chúng tôi rất thật lòng: biết mình không được học hành, đào tạo bài bản, tuổi đã cao cho nên nhường chỗ cho lớp trẻ là hợp lý, nhưng khi nghĩ đến việc về hưu trước tuổi vẫn thấy băn khoăn. Suy tính kỹ thấy với chính sách đãi ngộ như vậy nếu xin nghỉ việc thì cũng được khoản tiền tương đối lớn, không thiệt thòi chút nào so với về hưu đúng tuổi, cho nên đã viết đơn tự nguyện thôi việc. Nhờ có cơ chế hài hòa và hợp lý đó, đến nay thành phố Ðà Nẵng có 139 cán bộ cơ sở tự nguyện thôi việc, tạo điều kiện bố trí người có trình độ vào công tác tại phường, xã.

 Công khai và công bằng cùng với thái độ cầu thị trong tuyển chọn cán bộ cùng cách xử thế hài hòa là điểm nhấn giúp đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn của TP Ðà Nẵng có bước phát triển vượt bậc. Năm 2002, số cán bộ cơ sở có trình độ trên đại học mới khoảng 0,1% thì năm 2011 đã đạt khoảng 20%; số cán bộ có trình độ đại học chiếm gần 60%, số còn lại có trình độ cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp. Ðiều đáng chú ý là phần lớn trong số đó có tuổi đời từ 25 đến 35 tuổi. Ðây là nguồn lực quan trọng giúp đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của thành phố Ðà Nẵng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đang đặt ra ngày càng nặng nề hơn ở cơ sở.

 Bài, ảnh: DUY HƯƠNG và THANH TÙNG
Nguồn:nhandan.com.vn
 

 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 245


Hôm nayHôm nay : 41850

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1242307

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72925016