11:24 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trên thị trường không còn hải sản nhiễm độc

Thứ tư - 09/11/2016 09:27
Theo ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Bộ NN&PTNT), trên thị trường hiện nay không có sản phẩm thủy sản bị nhiễm chất độc.
Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về môi trường biển tại 4 tỉnh đã an toàn cho tắm biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản...

Sáng 9/11, trả lời câu hỏi của báo Tin Tức về việc dựa vào căn cứ nào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công bố thủy sản ở khu vực miền Trung đã an toàn.  Ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngày 22/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) công bố nước biển ở 4 tỉnh miền Trung đều đạt các chỉ tiêu cho phép, chỉ còn 3 vùng xoáy ở Sơn Dương, cửa Nhật Lệ và Sơn Trà có chỉ tiêu phenol cao hơn các vùng khác.  Tới ngày 28/9,  Bộ TN&MT công bố tất cả nước biển có thể tắm, nuôi trồng thủy sản an toàn. Ngày 8/10, Bộ Y tế công bố hải sản ở tầng nổi, vùng ngoài 20 hải lý đều an toàn. Riêng hải sản tầng đáy ở vùng 13,5 hải lý trở vào bờ còn có một số chỉ tiêu cao hơn các vùng khác. 

Hỗ trợ ngư dân miền Trung tiêu thụ hải sản. Ảnh: TTXVN

Dựa trên các cơ sở pháp lý này, Bộ NN&PTNT có văn bản khuyến cáo ngư dân khai thác cá ở vùng nổi, bên ngoài 20 hải lý bình thường. Trong vùng 20 hải trở vào không khai thác tầng đáy, vì đây là vùng nhạy cảm, nguồn lợi thủy sản bắt đầu phục hồi, rạng san hô cũng bắt đầu phục hồi. Do vậy, Bộ NN&PTNT đưa ra khuyến cáo này nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang phát triển.  Thực tế, lượng hải sản ở 20 hải lý trở vào cũng chưa có nhiều.  Bộ Y tế vừa qua thuê tàu đánh bắt cá ở khu vực này để kiểm nghiệm nhưng bắt được rất ít.

Còn về việc tồn kho 5.336 tấn thủy sản, xét nghiệm của Bộ Y tế cho thấy, có 966 tấn có nồng độ vượt tiêu chuẩn, không an toàn, số còn lại an toàn. Số thủy sản tồn kho này phải xử lý dứt điểm trong tháng 11, những loại hải sản bị nhiễm độc sẽ giao cho Bộ TN&MT ban hành quy trình xử lý, hỗ trợ 100% giá trị cho các lô hàng này. Còn trong số hơn 4.370 tấn thủy sản còn lại, những loại quá thời hạn sử dụng sẽ được xử lý và hỗ trợ trị giá 70%. Còn những lô hàng an toàn cũng được hỗ trợ 30% giá trị để chủ các kho lạnh tiêu thụ.  Như vậy, trên thị trường hiện nay không có sản phẩm thủy sản bị nhiễm chất độc.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã cử một đội tàu kiểm ngư phối hợp với tàu tại các tỉnh miền Trung để tăng cường, giám sát, hướng dẫn ngư dan ở vùng biển 20 hải lý trở vào.  
Theo H.V/baotintuc.vn 
http://baotintuc.vn/thoi-su/tren-thi-truong-khong-con-hai-san-nhiem-doc-20161109154107903.htm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149


Hôm nayHôm nay : 29832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 319181

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70546496